Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

927- BƯỞI


























BƯỞI

Hoa em mang chút duyên thầm
Để lòng anh mãi tháng năm nhớ nàng
Quả em tùy thứ hồng, vàng
Vỏ quả, lá, hạt, dịch...làm thuốc hay.

BXP

Sưu tập

Bưởi - Citrus grandis, Chi Citrus, Họ Rutaceae - họ cam, chanh, cửu lý hương, Bộ Bồ hòn - Sapindales

Mô tả: Cây gỗ nhỏ; chồi non có lông mềm; cành có gai nhỏ dài. Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7-10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả to, hình cầu và cầu phẳng, màu vàng hay hồng tuỳ thứ.
Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, chủ yếu mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 8 đến tháng 11.  
Nơi mọc: Ở nước ta, Bưởi được trồng nhiều khắp nơi. Có nhiều giống trồng có quả chua, ngọt khác nhau. Thường nói đến nhiều là Bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) quả tròn, ngọt, nhiều nước; Bưởi Vinh, quả to có núm, ngọt, ít nước, trồng nhiều ở Hương Sơn (Hà Tĩnh); Bưởi Phúc Trạch quả to, ngọt, nhiều nước, trồng nhiều ở Hương Khê (Hà Tĩnh); Bưởi Thanh Trà (Huế) quả nhỏ nhiều nước, ngọt và thơm; loại Thanh Trà hồng ngon nhất; Bưởi Biên Hoà (Đồng Nai) quả to, ngọt; nhiều nước, trồng ven sông Đồng Nai; Bưởi đào, ruột và múi màu đỏ nhạt, thường rất chua; Bưởi gấc, quả đỏ, chua, trồng ở ngoại thành Nam Định (Nam Hà) dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Công dụng: Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal.
Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét