SẦU ĐÂU
Sầu đâu hoa trắng, hương thơm
Quả hạch mầu đỏ, mọc hoang khắp vùng
Ít sâu, vì đắng, nên dùng
Chữa nhiều bệnh tật, người đừng bỏ em.
BXP
Sưu tập
Sầu đâu - Azadirachta
indica, chi Azadirachta, họ
Meliaceae - Xoan, bộ Sapindales Bộ Bồ hòn
Mô tả: Cây gỗ trung, lá mọc so le, một lần
kép gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối, nhẵn, hình ngọn giáo với gốc không cân đối,
mép có răng tù. Chuỳ hoa ở nách lá và ngắn hơn lá, gồm nhiều xim nhỏ. Hoa thơm,
màu trắng, dài có lông, nhị 10, đầu nhuỵ phình lên với 3 gai và một vòng lông.
Quả hạch màu đỏ, có một vỏ cứng dễ vỡ và một hạt hoá gỗ; thịt quả khi chín màu
đen.
Nơi mọc: Cây của phân vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc
hoang và cũng thường được trồng. Gỗ ít bị sâu bệnh vì rất đắng.
Công dụng: Các bộ phận của cây (lá, hoa, vỏ) đều có vị đắng, tính
mát. Vỏ trị sốt rét, sốt rét vàng da. Lá trị đụng giập, bong gân, đau các cơ,
đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài
da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm,
lá và hạt dầu được dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét