BẠCH CỔ ĐINH
Cây thảo, nhánh nhiều, có lông len màu trắng
Lá hình dải, có mũi nhọn ngắn ở đầu
Hoa dạng vẩy, thành ngù, màu trắng
Cây mọc hoang, chữa rắn cắn, nhọt sưng.
BXP
Sưu tập
Bạch cổ đinh, Ða quả tán phòng - Polycarpaea corymbosa, chi
Polycarpaea, họ - Caryophyllaceae Cẩm chướng, Bộ Caryophyllales bộ Cẩm
chướng
Mô tả: Cây thảo
cao 10-40cm, có nhánh nhiều hay ít, nhẵn hay có lông len màu trắng. Lá hình dải,
nhọn, có lòng cứng thành mũi nhọn ngắn ở đầu, nhẵn hay hơi có lông, mọc đối hay
mọc vòng. Hoa dạng vẩy, màu trắng hay hơi hung, thành ngù dày hay thưa.
Nơi mọc: Cây mọc phổ biến ở
những nơi có cát khắp nước ta: Hải Hưng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá... đến
Bình Thuận, Minh Hải.
Công dụng: Toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm
thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn. Lá giã ra thành bột
dùng nguội hay nóng như thuốc đắp trị nhọt và sưng viêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét