Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 70


Những con vật nổi tiếng nhờ nói được tiếng người


Trong khi voi châu Á biết nói được tiếng người Hàn Quốc với những từ như “Xin chào”; “không”, “ngồi xuống”, “nằm xuống” và “tốt”, vẹt Alex châu Phi lại có thể nói những câu kiểu “Polly muốn một chiếc kẹo giòn” cùng hơn 100 từ, có thể tạo ra một cuộc nói chuyện khá hoàn chỉnh.

Voi châu Á biết nói tiếng Hàn Quốc

Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Current Biology cho biết chú voi châu Á có tên gọi Koshik đã làm kinh ngạc giới khoa học về khả năng phát âm tiếng Hàn Quốc của mình. Koshik đã học bắt chước tiếng người và có thể nói 5 từ tiếng bằng tiếng Hàn, gồm: "Xin chào"; "không", "ngồi xuống", "nằm xuống" và "tốt".

Vẹt Alex thông minh

Con vẹt xám châu Phi Alex - một ngôi sao quốc tế, ít nhất là với người hâm mộ các chương trình khoa học - nổi danh với khả năng biết nói kỳ lạ. Vào thời điểm năm 2007 trước khi qua đời, vẹt Alex không chỉ nói những câu kiểu "Polly muốn một chiếc kẹo giòn", mà nó còn biết hơn 100 từ và có thể tạo ra một cuộc nói chuyện khá hoàn chỉnh.

Sư tử biển nói tiếng Anh

Hoover là một con sư tử biển đặc biệt có thể bắt chước những câu nói đơn giản của con người. Nó là một con sư tử sơ sinh mồ côi được tìm thấy bởi George và Alice Swallow ở Maine vào năm 1971.
Sau khi được George và Alice đưa đến New England Aquarium ở Boston, Hoover bắt đầu bắt chước tiếng nói của người dân vùng này. Nó có thể nói những câu như "Đi khỏi đây!", "À, Xin chào Deah", xưng tên của mình và một số cụm từ khác bằng giọng New England

Mèo Blackie biết nói đòi mẹ

Dù chưa có dự án khoa học nào liên quan tới Blackie nhưng đây vẫn là chú mèo biết nói nổi tiếng trên thế giới. Với một số câu nói đơn giản, "I Love You", "Tôi muốn mẹ", Blackie xuất hiện dày đặc trên các kênh phát thanh và chương trình truyền hình Mỹ trong những năm 1970. Blackie và ông chủ Carl còn biểu diễn trên các đường phố đông người để kiếm tiền nhưng sau đó đã bị chính quyền thành phố phạt và cấm biểu diễn nơi công cộng vì không có giấy phép hoạt động. 

Chú cá voi trắng NOC

Năm 1984, chú cá voi NOC được khoảng 9 tuổi và bắt đầu nói được từ đầu tiên. Các nhà khoa học giải thích, để tạo ra tiếng nói, NOC đã phải thay đổi áp suất ở đường mũi, đồng thời điều chỉnh các cơ và bơm phồng túi tiền đình trong lỗ phun nước ở trên đỉnh đầu của nó. Tuy nhiên, 4 năm sau đó, khi NOC đến độ trưởng thành, khả năng nói tiếng người lại dần mất đi.

Chú chó Odie


Dù chỉ nói được 3 từ, nhưng Odie vẫn nổi như cồn ở Mỹ nhờ vẻ đáng yêu. Odie xuất hiện trên một số show truyền hình và nói "I Love You" với chủ nhân của mình. 

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 69


Cận cảnh loài quái vật ăn thịt đáng sợ nhất vùng đầm lầy Florida


(Tinmoi.vn) Loài động vật ăn thịt nguy hiểm và có kích thước "khủng" này chính là cá sấu Mỹ, loài sát thủ đầm lầy còn sót lại duy nhất ở vùng nam  Florida. 
Cá sấu Mỹ (tên khoa học: Crocodylus acutus) là loài cá sấu trong họ Crocodylidae. Chúng là loài động vật ăn thịt hung dữ nhất trong môi trường sinh sống của chúng. Hầu như bất kỳ loài cá nào được tìm thấy ở nước ngọt thông qua môi trường sống nước mặn ven biển đều có thể là con mồi. Ở Florida, cá vược, cá cháo lớn và đặc biệt là cá đối dường như là con mồi chính.
Cá sấu Mỹ thông thường trườn dọc theo bụng của chúng, nhưng chúng có thể "đi bộ".
Các cá thể nhỏ hơn có thể phóng nhanh, và thậm chí cả các cá thể lớn hơn cũng có khả năng tăng tốc độ đột biến đáng ngạc nhiên. Chúng có thể bơi khá nhanh với vận tốc 20 mph (32 km/h) bằng cách chuyển động cơ thể và đuôi của chúng theo đường hình sin, và chúng có thể duy trì kiểu chuyển động này khá lâu nhưng chúng không thể giữ lâu được tốc độ này.

Thông thường chúng chỉ lặn trong vài phút, nhưng có thể ẩn mình dưới nước tới 30 phút nếu gặp nguy hiểm, và nếu chúng ngừng hoạt động thì có thể giữ cho hơi thở kéo dài tới 2 giờ dưới nước.
Cá sấu Mỹ

Cá sấu Mỹ được đưa vào danh sách bảo tồn như là loài đang nguy cấp năm 1975. Tại Mỹ, chúng chỉ sinh sống ở Florida


Một hộp sọ của loài này đã được tìm dài 72,6 cm (28,6 in) và ước tình thuộc về một con cá sấu dài 6,6 m (22 ft)
Cá sấu Mỹ trưởng thành không có kẻ thù tự nhiên và hầu hết các động vật trên cạn hoặc ven sông mà chúng gặp phải đều là con mồi. Được biết, cá sấu săn mồi chủ yếu trong vài giờ đầu tiên sau khi đêm xuống, đặc biệt là vào những đêm không trăng, mặc dù chúng có thể ăn bất cứ lúc nào.

Do ẩn săn bắn, ô nhiễm, mất môi trường sống, cá sấu Mỹ có nguy cơ tuyệt chủng trong phạm vi sinh sống của nó
Trong phạm vi Florida của chúng, chiều dài con trưởng thành được ghi nhận là 5,2 m (17 ft), nhưng con đực trưởng thành thường có chiều dài trong bình 4,3 m (14 ft) Loài này được cho là phát triển lớn nhất trong các lưu vực sông ở Nam Mỹ, nhưng ngay cả con đực già cũng hiếm khi đạt 6 m (20 ft).

Cá có mắt cầu vồng


Loài cá có đôi mắt cầu vồng là loài cá kèn sống ở vùng biển Caribbean. Những đôi mắt như thế này là một phổ màu.

 

Màu sắc trong mắt chúng được hình thành là kết quả của sự khúc xạ ánh sáng. Các tia sáng bị khúc xạ khi chúng đi vào và phản chiếu trở lại qua mắt cá kèn, tạo nên những màu khác nhau. Ánh sáng trắng ban đầu sau khi đi qua mắt cá, đổi hướng quay trở lại biến đổi thành một dải những màu sắc khác nhau như màu cầu vồng. Màu sắc trong mắt của cá kèn thể hiện theo đúng trật tự màu của dải cầu vồng, từ cam đến xanh dương.

Cá kèn


Cách ngụy trang của cá kèn. Ảnh: Arkive.org
Cá kèn có thân nhỏ dài như lươn, dài từ 40 - 80cm, chúng thường bơi theo chiều dọc, có khả năng thay đổi màu sắc để ngụy trang và tìm kiếm bạn tình.
Cá kèn thật sự là một bậc thầy lão luyện trong việc săn mồi. Để ngụy trang, cá kèn thường lẩn vào trong đám san hô dưới đáy biển.
Một cách ngụy trang độc đáo khác để săn mồi của chúng là bơi theo các loài cá lớn hơn, vờ như mình là phần rìa của những loài cá đó. Những loài cá lớn hơn này thường là loài không ăn cá bé hơn nên sự xuất hiện của chúng không làm cho các loài cá bé sợ hãi và bỏ chạy. Khi đã tiếp cận đủ gần đến mục tiêu, cá kèn sẽ phóng ra như một mũi tên để chốt hạ con mồi.

Những thủy quái khổng lồ rất hiếm gặp trong tự nhiên

Cá đai biển dài 15m, con mực dài hơn 9m... là những sinh vật 'khủng' sống dưới vùng đại dương sâu thẳm và bí ẩn.
1. Cá đai biển khổng lồ
Lần đầu tiên các nhà khoa học ghi được hình ảnh về loài cá đai biển bí ẩn vẫn còn sống sót trong đại dương.
Các nhà khoa học của trường đại học bang Louisiana (Mỹ) vừa công bố những khám phá mới nhất về loài cá được mệnh danh là 'quái vật biển' hay 'rồng biển khổng lồ'.
Cá đai biển dài khoảng 15m, có làn da ánh bạc với những đốm sáng màu nâu xen kẽ xanh và sống lưng màu hồng đỏ.
Với hình dáng dẹt, dài tựa như chiếc ruy băng, người ta còn đặt cho nó cái tên 'Cá ruy băng'.
Ngoài ra, theo phán đoán, loài cá này còn bị mù. Điều này được cho là bất thường so với những loài động vật biển sống cùng môi trường đại dương sâu từ 200 - 1.000m.

Hình ảnh cá đai biển
Tính từ năm 2008 - 2011, 'quái vật khổng lồ' tại vịnh Mexico đã xuất hiện 5 lần trước ống kính của các nhà khoa học.
Từ trước đến nay, loài vật kỳ bí này chỉ bị bắt trong tình trạng sắp hoặc đã chết rồi trôi dạt vào bờ biển. Vì vậy, đây được coi là những thước hình đầu tiên về chúng khi còn sống.
Tính từ năm 1772, mốc thời gian phát hiện ra con cá đai biển đầu tiên, trên thế giới đã ghi nhận không ít trường hợp về loài cá khổng lồ huyền thoại này.
Cá đai biển khổng lồ

Cá đai biển được bắt vào năm 1996 tại Mỹ
Năm 1996, các thủy thủ người Mỹ cũng bắt được một con cá đai biển dài 7m tại bờ biển California.
Tháng 2/2002, một con cá đai biển dài 4,5m khác cũng trôi dạt vào đảo Kashiwajima ở Nhật Bản.
2. Thủy quái mực dài hơn 9m

Mới đây, 'quái vật' mực khổng lồ có chiều dài 9,14m và nặng 181,4kg đã dạt vào bờ biển ở vùng Cantabria, Tây Ban Nha.

Đây là một trong số những loài mực khổng lồ bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn đang dày công nghiên cứu. Nó có tên khoa học là Architeuthis Dux.
Thông thường, bán kính mắt của mỗi con mực khổng lồ có thể lên tới hơn 25cm, tương đương với kích cỡ của một quả bóng chuyền.
Các nhà khoa học cho rằng, đôi mắt to có tác dụng giúp chúng dò tìm vật thể trong môi trường sinh sống tối tăm.
Theo các tài liệu khoa học, loài mực khổng lồ thường sống ở độ sâu 300 - 900m. Vì vậy, những thông tin về loài 'thủy quái' này vẫn là một bí ẩn.
Hiện xác của con mực khổng lồ đã được chuyển về Bảo tàng Đại dương học ở Cantabria.
3. Sâu biển khổng lồ dài 30m có thân hình tự phát sáng

Trong chuyến thám hiểm vùng đáy biển quanh hòn đảo Tasmania, các thợ lặn của Trung tâm Eagehawk (Úc) phát hiện ra một con sâu biển khổng lồ có chiều dài lên tới 30m.
Trong khoa học, con sâu biển phát sáng này thực chất là một loài hải tiêu khổng lồ, có tên khoa học là Pyrostremma spinosum.

Chúng thường sống ở tầng trên của khu vực dòng biển nóng, ở khoảng cách khá xa đất liền. Vì vậy, được tận mắt chứng kiến loài sinh vật này không phải là điều dễ dàng.

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 68


Cận cảnh “quái vật” ăn thịt lớn nhất hành tinh

Cá nhà táng

Cá nhà táng (Physeter macrocephalus), là một loài động vật có vú sống trong môi trường nước ở biển. Với những chiếc răng dài 17cm và trọng lượng hơn 45 tấn, cá nhà táng được coi là động vật ăn thịt lớn nhất thế giới.


Một con cá nhà táng đực trưởng thành có thể dài tới 20,5 mét (67 ft). Nó là loài động vật có răng lớn nhất trên thế giới.Đối với những con đực, đầu có thể dài đến bằng 1/3 tổng chiều dài thân mình - nói đến đầu thì cá nhà táng là loài động vật có bộ não lớn nhất trên thế giới.

 
Cá nhà táng chủ yếu ăn mực - thậm chí các loài mực khổng lồ và mực Nam Cực khổng lồ cũng là nạn nhân của nó - nhưng đôi khi chúng cũng đánh chén các loài cá và có thể lặn sâu tới 3 km khiến nó trở thành loài động vật có vú lặn sâu nhất thế giới.

Đuôi của cá nhà táng có hình tam giác và rất dày. Khi cá chuẩn bị lặn sâu để tìm kiếm thức ăn, chúng vung đuôi lên cao khỏi mặt nước.

Cá nhà táng có hình dạng cơ thể đặc biệt và khó lẫn với các loài khác. Cụ thể, đầu của chúng rất lớn và có dạng khối, có thể chiếm từ 1/4 đến 1/3 chiều dài cơ thể.

 
Lỗ thở hình chữ S nằm rất gần phía trước đầu và hơi chệch về phía bên trái cơ thể. Cấu trúc này khiến cá nhà táng có một thân hình rất bệ vệ, nhất là ở phía trước. 

 
Cá nhà táng không có vây lưng mà thay vào đó là một số lằn gợn nhỏ mọc trên lưng, trong đó gờ to nhất được dân săn cá voi gọi là "bướu" và thường dễ lầm lẫn với vây lưng của một loài cá hay cá voi nhỏ hơn. 

 
Hàm dưới của cá nhà táng rất hẹp và được đỡ từ bên trên. Con vật có từ 18 - 26 răng ở mỗi bên của hàm dưới và những răng này khớp vào các lỗ ở hàm trên vốn không có răng.

 
Não của cá nhà táng là bộ não lớn nhất trong số tất cả các động vật còn tồn tại hay đã tuyệt chủng từng được biết, nặng tới 8 kilôgam (18 lb), tuy nhiên chỉ số hình thành não bộ của con vật không phải hạng cao, nhìn chung là thấp hơn so với cá heo và nhiều loài cá voi khác.

 
Cứ cách ba đến sáu năm thì cá nhà táng sinh con một lần và thời gian chăm con có thể kéo dài đến hơn 10 năm. 

 
Cá đực trưởng thành rời đàn khi chúng được từ 4 tới 21 tuổi.Trước đây, cá nhà táng được gọi là "cá răng" (cachalot, từ tiếng Pháp có nghĩa là "răng"). Trong suốt từ đầu thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20, cá nhà táng thường xuyên bị săn bắt để lấy các sản phẩm như dầu cá - dùng để làm nến, xà phòng, mỹ phẩm, dầu máy,...

 
Cá nhà táng cái thường đi thành từng đàn chừng 12 con trường thành cộng với con cái của chúng.

 
Do kích thước lớn, đôi khi cá nhà táng có thể chống trả lại những kẻ săn bắt nó, điển hình như vào năm 1820 một con cá nhà táng đã tấn công và đánh chìm chiếc tàu săn cá voi mang tên Essex

 

Cá nhà táng, cùng với cá voi mũi chai và voi biển là những loài thú có khả năng lặn sâu nhất thế giới.

 
Cá nhà táng được tin là có thể lặn sâu tới 3 km (1,9 mi) và nín thở dưới nước tới 90 phút. Tuy nhiên thông thường con vật chỉ lặn sâu chừng 400 mét (1.300 ft) và nín hơi trong vòng 35 phút.

 
Nó phân bổ toàn thế giới trên khắp các đại dương.

Mực là một trong những món mồi ngon của cá nhà táng

Chúng có thể phát tín hiệu cho nhau ở khoảng cách 5 dặm

Nhiếp ảnh gia dưới nước Franco Banfi đã ghi lại những bức ảnh tuyệt về loài cá này ở ngoài khơi bờ biển của Dominica trong vùng biển Caribbean


Với những chiếc răng dài 17cm và trọng lượng hơn 45 tấn, cá nhà táng được coi là động vật ăn thịt lớn nhất thế giới

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 67


Những loài động vật kỳ lạ ở Việt Nam


Thằn lằn bay như chim, cá nhảy như ếch, ếch trườn như giun… không phải là chuyện hiếm gặp trong những khu rừng ở Việt Nam.

Là xứ sở nhiệt đới cận xích đạo, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng một hệ động vật đa dạng và phong phú với hàng nghìn loài khác nhau, trong đó, có nhiều loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
Sự đa dạng sinh học này cũng được thể hiện qua không ít loài động vật kỳ dị mà nếu được chiêm ngưỡng lần đầu tiên, hẳn không ít người trong chúng ta sẽ cảm thấy kinh ngạc.

Sau đây xin giới thiệu hình ảnh của một số loài cá, lưỡng cư và bò sát kỳ lạ của Việt Nam, được "nhiếp ảnh gia rừng xanh" Phùng Mỹ Trung ghi lại trong những chuyến đi rừng nghiên cứu về tự nhiên. 
1- Cá nóc nước ngọt

Khi gặp nguy hiểm, cá nóc nước ngọt (Chelolodon fluviatilis) phình to ra như một quả bóng trơn nhẫy khiến cho không kẻ thù nào nuốt nổi.
2- Cá thòi lòi

Cá thòi lòi (Periophthalmus schlosseri) có thể khiến nhiều người lầm tưởng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như loài ếch và có thể di chuyển trên cạn dễ dàng bằng 2 chi trước.
3- Cóc tía

Cóc tía (Bombina maxima) là loài lưỡng cư nổi tiếng với câu ví von “gan lì cóc tía". Khi gặp nguy hiểm, chúng không bỏ chạy mà sẽ uốn cong lưng và các chân, hoặc lật ngửa người ra để lộ phần bụng có màu sặc sỡ nhằm cảnh báo kẻ thù rằng chúng rất độc.
4- Ếch gáy dô

Cái đầu kỳ dị cho thấy ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng.
5- Ếch giun

Có hình dạng giống hệt một con giun, nhưng ếch giun (Ichthyophis bannanicus) lại là một loài lưỡng cư chính hiệu.
6- Rắn giun

Cũng có hình dạng và kích thước gần giống như giun, nhưng đây là một loài rắn với tên gọi là rắn giun (Ramphotypholops braminus).
7- Tắc kè bay đốm

Với màng da rộng giữa 2 chân, tắc kè bay đốm (Dacro maculatus) có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Chúng cũng là thiên tài trong việc ngụy trang giống y hệt vỏ cây
8- Rùa đầu to

Với cái đầu rất to và cái đuôi dài quá khổ, rùa đầu to (Platysternum megacephalum) là một trong những loài rùa… xấu xí nhất trong họ nhà rùa.
9- Thằn lằn chân ngắn

Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) có những cái chân nhỏ hầu như là vô dụng. Cách di chuyển chủ yếu của chúng là trườn như loài rắn.

Bắt sống ‘quái vật tôm hùm’ 60 năm tuổi


Con tôm hùm sở hữu kích thước khổng lồ lên tới 75 cm là trường hợp vô cùng hiếm. Thời gian sống lâu giúp cho con vật có thân hình đồ sộ cùng với cặp càng đáng sợ, đủ sức mạnh và độ sắc để cắt đôi một lon nước ngọt bằng kim loại.

Con tôm hùm khổng lồ sở hữu cặp càng hết sức ấn tượng
Sở hữu chiều dài cơ thể lên tới 75 cm, con tôm hùm được ngư dân Max Gollop bắt được ở vùng biển gần Lyme Regis, Dorset, Anh. Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm đi biển và kích cỡ khổng lồ của con tôm, Gollop tin rằng con vật mình bắt được đã ngoài 60 tuổi.

Vỏ lon nước giải khát dễ dàng bị chiếc càng khổng lồ cắt đôi

Kích thước cơ thể quá khổ khiến con vật khổng lồ thoát cảnh trở thành món ngon trên thực đơn của các nhà hàng
Đối với các thương lái, tôm hùm sẽ được trả giá theo cân nặng. Tuy nhiên, độ lớn của những con tôm cũng được giới hạn bởi nếu kích cỡ của con vật quá khổ, nó sẽ gây phiền toái cho nhà hàng và thực khách tiêu thụ món thực phẩm hạng sang này.

Chủ nhân của con tôm cho biết, nó sẽ được thả về biển trong tháng 9 năm nay
Chính vì lẽ đó, kích cỡ thực sự gây choáng ngợp đã giúp con tôm hùm toàn mạng. Hiện tại, chủ nhân đang thả tạm con vật ở một hồ cá, trước khi mang nó phóng sinh trở lại biển vào khoảng tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, trước khi được trả về biển, con tôm hùm đặc biệt đang là bạn của những đứa trẻ nhà Gollop, dù chúng luôn tỏ ra kinh ngạc trước kích thước đáng nể của con tôm.

Cá biến thành bóng

 

Nhờ khả năng hút nước hoặc không khí vào bụng để cơ thể phình to thành hình cầu, con cá nóc có thể thách thức những động vật săn mồi đáng sợ nhất.

Cá nóc thuộc bộ Tetraodontidae - nghĩa là "có bốn cái răng" trong tiếng Latinh. Đây chính là đặc điểm nhận dạng nổi bật của chúng. 4 răng cửa có kích thước lớn và phát triển rất nhanh, gần giống như răng các loài gặm nhấm. Cá nóc rất thích ăn các loài giáp xác và nhuyễn thể có vỏ cứng để làm mòn răng. Do đặc tính này, chúng thường được chọn nuôi trong hồ thủy sinh để tiêu diệt các loài ốc hại cây. Đa số cá nóc có da gai và một số ít có da trơn, với các màu sắc và hoa văn sặc sỡ, lạ mắt trên lưng và phần bụng màu trắng.

Một con cá nóc được bắt ở vùng biển đẹp

Một đặc điểm khá lý thú của cá nóc là có khả năng nuốt không khí vào bụng và phình ra như một trái bóng khi bị đe dọa hoặc tấn công. Do đó chúng được gọi bằng nhiều cái tên khá ngộ nghĩnh như cá phồng (puffer fish), cá phình (swellfish), cá bong bóng (balloonfish, bubblefish) cá hình cầu (globefish). Chúng cũng có thể thay đổi màu sắc cơ thể theo trạng thái cảm xúc, hoặc điều kiện môi trường.
Về tổng thể, bộ Tetraodontidae gồm ít nhất 121 loài thuộc 19 họ. Phần lớn chúng là cá nước mặn và sinh sống trong hay xung quanh các bãi đá san hô ngầm vùng nhiệt đới. Nhưng có vài loài là các nước ngọt. Chúng sinh sống trong sông suối hay cửa sông.