Những loài động vật kỳ lạ ở Việt Nam
Thằn lằn bay như chim, cá nhảy như ếch, ếch trườn như giun… không phải là
chuyện hiếm gặp trong những khu rừng ở Việt Nam.
Là xứ sở nhiệt đới cận xích đạo, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng một hệ động vật đa dạng và phong phú với hàng nghìn loài khác nhau, trong đó, có nhiều loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
Sự đa dạng sinh học này cũng được thể hiện qua không ít loài động vật kỳ dị mà nếu được chiêm ngưỡng lần đầu tiên, hẳn không ít người trong chúng ta sẽ cảm thấy kinh ngạc.
Sau đây xin giới thiệu hình ảnh của một số loài cá, lưỡng cư và bò sát kỳ lạ của Việt Nam, được "nhiếp ảnh gia rừng xanh" Phùng Mỹ Trung ghi lại trong những chuyến đi rừng nghiên cứu về tự nhiên.
Là xứ sở nhiệt đới cận xích đạo, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng một hệ động vật đa dạng và phong phú với hàng nghìn loài khác nhau, trong đó, có nhiều loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
Sự đa dạng sinh học này cũng được thể hiện qua không ít loài động vật kỳ dị mà nếu được chiêm ngưỡng lần đầu tiên, hẳn không ít người trong chúng ta sẽ cảm thấy kinh ngạc.
Sau đây xin giới thiệu hình ảnh của một số loài cá, lưỡng cư và bò sát kỳ lạ của Việt Nam, được "nhiếp ảnh gia rừng xanh" Phùng Mỹ Trung ghi lại trong những chuyến đi rừng nghiên cứu về tự nhiên.
1- Cá nóc nước ngọt
Khi gặp nguy hiểm, cá nóc nước ngọt (Chelolodon
fluviatilis) phình to ra như một quả bóng trơn nhẫy khiến cho không kẻ thù
nào nuốt nổi.
2- Cá thòi
lòi
Cá thòi
lòi (Periophthalmus schlosseri) có thể khiến nhiều người lầm tưởng là một
loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như loài ếch và có thể di chuyển trên cạn
dễ dàng bằng 2 chi trước.
3- Cóc tía
Cóc tía (Bombina
maxima) là loài lưỡng cư nổi tiếng với câu ví von “gan lì cóc tía".
Khi gặp nguy hiểm, chúng không bỏ chạy mà sẽ uốn cong lưng và các chân, hoặc lật
ngửa người ra để lộ phần bụng có màu sặc sỡ nhằm cảnh báo kẻ thù rằng chúng rất
độc.
4- Ếch gáy
dô
Cái đầu kỳ
dị cho thấy ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn
sót lại từ kỷ Phấn trắng.
5- Ếch giun
Có hình dạng
giống hệt một con giun, nhưng ếch giun (Ichthyophis bannanicus) lại là một
loài lưỡng cư chính hiệu.
6- Rắn
giun
Cũng có
hình dạng và kích thước gần giống như giun, nhưng đây là một loài rắn với tên gọi
là rắn giun (Ramphotypholops braminus).
7- Tắc kè
bay đốm
Với màng
da rộng giữa 2 chân, tắc kè bay đốm (Dacro maculatus) có thể bay từ cây
này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Chúng cũng là thiên
tài trong việc ngụy trang giống y hệt vỏ cây
8- Rùa đầu
to
Với cái đầu
rất to và cái đuôi dài quá khổ, rùa đầu to (Platysternum megacephalum)
là một trong những loài rùa… xấu xí nhất trong họ nhà rùa.
9- Thằn lằn
chân ngắn
Thằn lằn
chân ngắn (Lygosoma quadrupes) có những cái chân nhỏ hầu như là vô dụng.
Cách di chuyển chủ yếu của chúng là trườn như loài rắn.
Bắt sống ‘quái vật tôm hùm’ 60 năm tuổi
Con tôm
hùm sở hữu kích thước khổng lồ lên tới 75 cm là trường hợp vô cùng hiếm. Thời
gian sống lâu giúp cho con vật có thân hình đồ sộ cùng với cặp càng đáng sợ, đủ
sức mạnh và độ sắc để cắt đôi một lon nước ngọt bằng kim loại.
Con tôm hùm khổng lồ sở hữu cặp
càng hết sức ấn tượng
Sở hữu
chiều dài cơ thể lên tới 75 cm, con tôm hùm được ngư dân Max Gollop bắt được ở
vùng biển gần Lyme Regis, Dorset, Anh. Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm đi biển và
kích cỡ khổng lồ của con tôm, Gollop tin rằng con vật mình bắt được đã ngoài 60
tuổi.
Vỏ lon nước giải khát dễ dàng bị
chiếc càng khổng lồ cắt đôi
Kích thước cơ thể quá khổ khiến
con vật khổng lồ thoát cảnh trở thành món ngon trên thực đơn của các nhà hàng
Đối với
các thương lái, tôm hùm sẽ được trả giá theo cân nặng. Tuy nhiên, độ lớn của những
con tôm cũng được giới hạn bởi nếu kích cỡ của con vật quá khổ, nó sẽ gây phiền
toái cho nhà hàng và thực khách tiêu thụ món thực phẩm hạng sang này.
Chủ nhân của con tôm cho biết,
nó sẽ được thả về biển trong tháng 9 năm nay
Chính vì
lẽ đó, kích cỡ thực sự gây choáng ngợp đã giúp con tôm hùm toàn mạng. Hiện tại,
chủ nhân đang thả tạm con vật ở một hồ cá, trước khi mang nó phóng sinh trở lại
biển vào khoảng tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, trước khi được trả về biển, con tôm
hùm đặc biệt đang là bạn của những đứa trẻ nhà Gollop, dù chúng luôn tỏ ra kinh
ngạc trước kích thước đáng nể của con tôm.
Cá biến thành bóng
Nhờ khả năng hút nước hoặc không khí vào
bụng để cơ thể phình to thành hình cầu, con cá nóc có thể thách thức những động
vật săn mồi đáng sợ nhất.
Cá nóc
thuộc bộ Tetraodontidae - nghĩa là "có bốn cái răng" trong
tiếng Latinh. Đây chính là đặc điểm nhận dạng nổi bật của chúng. 4 răng cửa có
kích thước lớn và phát triển rất nhanh, gần giống như răng các loài gặm nhấm.
Cá nóc rất thích ăn các loài giáp xác và nhuyễn thể có vỏ cứng để làm mòn răng.
Do đặc tính này, chúng thường được chọn nuôi trong hồ thủy sinh để tiêu diệt
các loài ốc hại cây. Đa số cá nóc có da gai và một số ít có da trơn, với các
màu sắc và hoa văn sặc sỡ, lạ mắt trên lưng và phần bụng màu trắng.
Một con cá nóc được bắt ở vùng
biển đẹp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét