Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 30


"Quái vật nước ngọt" được tìm thấy sau tuyên bố bị tuyệt chủng

Cá kỳ nhông hay cá khủng long 6 sừng đã được các nhà khoa học tìm thấy sau 1 tháng tuyên bố là bị tuyệt chủng.
Quái vật nước ngọt được biết đến với cái tên cá kỳ nhông hay cá khủng long 6 sừng là sinh vật có ngoại hình giống kỳ nhông với những chiếc mang mọc lông, hàm răng nhỏ và chiếc đuôi dài.

Cá khủng long 6 sừng có những cặp mang mọc lông và chiếc đuôi dài giống khủng long.

Được biết, loài cá này vốn chỉ sinh sống tự nhiên tại một hồ gần thành phố Mexico, Mexico. Các nhà khoa học cho rằng, loài cá này đã tuyệt chủng vào tháng trước do sự ô nhiễm của các chất thải xung quanh và bị những loài cá lớn hơn tấn công.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một nhóm các nhà khoa học đã 2 lần phát hiện ra loài sinh vật này. Trong đó, họ đã bắt được 1 con. Nhà sinh vật học Armando Tovar Garza, Đại học Quốc gia tự trị cho biết, mặc dù không thể ghi lại được hành vi sinh hoạt của cá khủng long nhưng những thông tin họ có được cũng góp phần nào vào công trình nghiên cứu về loài cá này.

Loài cá này được cho là đã tuyệt chủng vào tháng trước.

Hiện nay vẫn có rất nhiều loài cá kỳ nhông  được nuôi trong bể cá hay phòng thí nghiệm nhưng các chuyên gia cho rằng điều kiện sống đó chưa phải là tốt nhất và đảm bảo nhất đối với chúng.
***
Bí ẩn loài giun "sống nhăn răng" dù bị giết hàng trăm lần

Bí ẩn ở chỗ, loài giun nhỏ bé này có khả năng đặc biệt mà hầu hết các loài động vật không có. Nếu bị chặt mất phần đầu, chỉ trong vài tuần từ thân giun, một cái đầu hoàn chỉnh khác sẽ mọc lại như cũ, thậm chí còn có thể khôi phục trí nhớ!


Thế còn phần đầu bị cắt ra? Các tế bào của đầu giun cũng lập tức phân chia và khôi phục lại cả một cơ thể nguyên vẹn. Tóm lại, từ một con giun bị cắt rời, hai con giun mới giống hệt nhau sẽ hình thành.

Tương tự như vậy, sẽ ra sao nếu giun Planaria bị cắt làm ba mảnh? Ba phần của con giun không vì thế mà chết đi, trái lại, chúng tiếp tục phát triển thành ba cá thể giun mới. Các nhà khoa học kết luận, khả năng tái sinh độc đáo này đã được quy định trong hệ gene của giun.

Vì thế, dù bạn có băm vằm con giun Planaria thành hàng trăm mảnh thì chúng cũng không hề hấn gì. (nghe có vẻ đáng sợ, đúng không?) 
Bởi chỉ cần một tế bào của con giun trưởng thành cũng đã đủ để nó tự nhân lên thành một cơ thể hoàn chỉnh.
Không chỉ sống rất dai, loài giun này còn khiến các nhà khoa học sững sờ vì khả năng khôi phục trí nhớ sau khi "chết" của nó.

Hai nhà khoa học Michael Levin và Tal Shomrat từ ĐH Tufts đã tiến hành một cuộc thử nghiệm. Họ đặt thức ăn và chiếu đèn để dụ con giun ra chỗ có ánh sáng. Vì vốn là một loài ưa bóng tối, phải mất một thời gian con giun mới "học" được cách kiếm thức ăn ở chỗ có nhiều ánh sáng.   

Sau đó, đầu con giun bị chặt đi. Trong vài tuần, một cái đầu khác mọc lại và thật ngạc nhiên, nó vẫn lặp lại hành vi đi ra ánh sáng để kiếm thức ăn như trước lúc "chết".

Các nhà khoa học vẫn đang tìm lời giải cho hiện tượng kì lạ này. Làm sao cái đầu mới mọc lại có thể nhớ được hành vi của một cái đầu khác trước đây? Họ đưa ra giả thuyết rằng trí nhớ của giun được lưu trữ trong một số tế bào khác bên ngoài não bộ. Nhưng họ chưa thể xác định được những tế bào đó ở đâu và hoạt động ra sao.

Điều bí ẩn này khiến chúng ta liên hệ đến cơ thể con người.
Liệu trí nhớ của con người có thể được lưu giữ ở một cơ quan nào khác như tim hay gan? Liệu những người được ghép tạng có thể được truyền lại kí ức của người hiến tạng? Đó vẫn là những câu hỏi chưa có lời đáp.

***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét