Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 58


Những thói quen giao phối đáng sợ của loài vật

 

Sau khi giao phối, những con bọ ngựa cái sẽ ăn thịt đồng loại của mình, những con ong đực sẽ nổ dương vật và chết...

1. Con quoll

Quoll là một loài thú nhỏ và trông rất dễ thương. Nó được gọi là “mèo” trong số họ hàng nhà thú có túi. Nó không dễ tiếp cận như bao loài thú nhỏ khác bởi nó có hàm răng rất sắc nhọn và sẵn sàng tấn công bất kỳ ai đến gần. Mùa đông là mùa giao phối của loài này. Các con đực sẽ cố gắng để giao phối với càng nhiều con cái càng tốt, ngoặm vào cổ con cái và kéo chúng ra để giao phối. Mỗi lần giao phối trung bình kéo dài ba tiếng đồng hồ nhưng cũng có thể kéo dài đến một ngày. Đó là bởi các con đực không phóng nhiều tinh trùng tại một thời điểm, vì vậy chúng phải xuất tinh nhiều lần để đảm bảo tinh trùng kết hợp được với trứng. Những con quoll đực rất bạo lực và tàn nhẫn. Trong thực tế, chúng luôn cắn, cào và gào rít trong suốt quá trình giao phối, nhiều con cái có thể bị chết do đuối sức. Ở một số trường hợp đặc biệt, do mất khá nhiều năng lượng nên chúng sẽ yếu dần, bắt đầu bị hói và chết chỉ trong vòng một vài tuần sau quá trình giao phối hung hăng của mình.
2. Con rệp

Tại sao lại phải bận tâm tán tỉnh và giao phối khi nó chỉ cần châm vào lưng con cái và chạy? Điều đó có vẻ như là tưởng tượng nhưng lại là phương pháp sinh sản của loài rệp đấy! Ngoài việc xác định cơ quan sinh sản của rệp cái và "nói chuyện", "vui đùa" một chút, những con rệp đực chỉ cần châm vào lưng của rệp cái, phóng tinh trùng và nhanh chóng chạy đi. Các tinh trùng sau đó di chuyển qua máu và cuối cùng vào buồng trứng của con cái.
3. Bọ cánh cứng

Có hơn 350.000 loài bọ cánh cứng và hình thức sinh sản của chúng cũng khác nhau đáng kể. Khi nói đến giao phối ở bọ cánh cứng, một vài người cho rằng nó không dễ dàng. Lý do là bởi dương vật của con đực có gai nhọn, nó sẽ làm tổn thương con cái trong quá trình giao phối. Các nhà nghiên cứu đã kết luận, những con đực có chiếc gai lớn nhất, sắc nhất sẽ có khả năng sinh sản cao nhất. Dù biết sẽ bị tổn thương nhưng con cái vẫn đồng ý giao phối là bởi các con bọ cánh cứng sống trong khí hậu khô cằn, dịch xuất tinh sẽ cung cấp cho con cái các nguyên tố hydrat hóa cần thiết. Khi côn trùng được cung cấp nước dồi dào, sự ham muốn giao phối của con cái sẽ giảm xuống đáng kể, nhưng khi mọi thứ trở nên khô cằn, chúng đột nhiên có một cơn khát vô độ đối với việc giao phối.
4. Ong

Tất cả chúng ta đều biết những con ong thường chết sau khi đốt người. Tuy nhiên, các con ong đực cũng sẽ cùng chung số phận như vậy khi giao phối với ong chúa. Trước khi giao phối, ong chúa cần phải giết chết tất cả các chị, em ruột thuộc giống cái của mình để đảm bảo không có mối đe dọa nào đối với tổ ong của nó. Một khi các việc lộn xộn đã được giải quyết ổn thỏa, ong chúa sẽ có một chuyến bay giao phối với khoảng một tá con đực. Những con đực này được lựa chọn từ hàng chục nghìn con ong đực khác nhau. Tưởng chừng như may mắn đã đến với chú ong đực nhưng sự thật là chúng sẽ chết bởi lẽ dương vật của chúng sẽ nổ sau khi giao phối xong. Ong chúa sau đó sẽ thu nhận đủ tinh trùng để sản sinh ra 1.500 trứng mỗi ngày.
5. Nhện ong

Các con nhện ong đực cho phép bộ phận sinh dục của chúng bị huỷ ngay bên trong con cái trước khi bị con cái tấn công và ăn thịt. Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu tin rằng điều này là một nỗ lực để thoát khỏi cái chết của nhện đực. Nhưng thực ra, phá vỡ bộ phận sinh dục không có tác động đến việc sinh vật sống hay chết, mà chúng làm điều này có lẽ để hạn chế việc người bạn tình sau này của con cái có thể xâm nhập vào gene của chúng. Con cái với bộ phận sinh dục của con đực đã bị phá vỡ ở bên trong sẽ ăn bạn tình của chúng một cách nhanh chóng, khiến cho những con đực thậm chí còn có rất ít thời gian để cố gắng thành công trong việc giao phối lần đầu.
6. Bọ ngựa


Bọ ngựa cái phổ biến với việc ăn đầu của bạn tình trong khi giao hợp nhưng thi thoảng vẫn có trường hợp ngoại lệ. Trong một số loài, việc ăn đầu là một phần yêu cầu của sự tương tác vì nó làm cho quá trình xuất tinh của con đực nhanh hơn. Nhưng trong nhiều trường hợp, ăn thịt đồng loại thực sự là một hành vi tương đối hiếm. Trong hoàn cảnh này, con cái sẽ chỉ ăn con đực bởi vì đói và cần dinh dưỡng để tiếp tục sống. Hầu hết động vật chỉ giao phối để duy trì nòi giống và nếu con cái chết thì sẽ không thể giúp cho loài tiếp tục tồn tại. Và loài bọ ngựa cũng vậy. Khi việc ăn thịt đồng loại không xảy ra, các nghi thức giao phối thực sự là có đôi chút lãng mạn, bao gồm cả một điệu nhảy giao phối lâu dài và sự vuốt ve râu một cách mềm mại.
***

Điểm danh các loài vật "đội mồ sống dậy"

 

Có những loài tưởng chừng như đã tuyệt chủng 11 triệu năm trước, nay lại được tìm thấy...

Thế giới động vật luôn đa dạng và phong phú. Giới khoa học toàn cầu mới đây đã ghi nhận nhiều phát hiện mang tính đột phá về một số loài động vật tưởng chừng như đã "tuyệt chủng". Cùng điểm lại một số loài động vật đặc biệt như thế.
1. Lươn Protoanguilla Palau

Loài lươn mới phát hiện này có tên khoa học là Protoanguilla Palau, chuyên sống trong hang động dưới đáy Thái Bình Dương được xem là "hóa thạch sống" vì những đặc tính nguyên thủy của nó.

Con lươn cái dài 18cm đã được một trong các nhà nghiên cứu phát hiện khi lặn xuống một hang động dưới đáy biển của nước Cộng hòa Palau

Kết quả nghiên cứu khẳng định, gia đình mới này đã tiến hóa độc lập trong 200 năm qua, có nguồn gốc đầu thời Trung Sinh, khi khủng long bắt đầu thống trị hành tinh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, dòng Protoanguilla chắc hẳn phải phân bố rộng rãi hơn, vì các hang động nơi chúng sinh sống đã có tuổi đời từ 60 - 70 triệu năm.
2. Chuột đá Lào

Loài chuột đá Lào được giới khoa học về động vật trên thế giới kết luận đã bị tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm, nhưng các nhà nghiên cứu công bố, nay chúng vẫn… còn sống. Nó có tên khoa học: Laonastes aenigmamus, thuộc giống Lazarus. 

Chuột đá Lào có một chiếc đầu khá lớn cùng chiếc đuôi rậm lông đặc trưng. Một chú chuột đá Lào dài khoảng 26 cm (tính cả chiều dài đuôi), nặng khoảng 400g. 
Chúng thường sống trên các mỏm núi đá thuộc tỉnh Khammouan (Lào) và thỉnh thoảng ở một số vùng thuộc Việt Nam. Thức ăn yêu thích của chúng là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi, chúng cũng đổi món sang côn trùng.
3. Cóc tía Ấn Độ

Các nhà sinh học vừa phát hiện ở miền Tây Ấn Độ một loài cóc mới màu tím có chiếc mũi nhọn, mắt nhỏ xíu và có một quá khứ di truyền ấn tượng. Con vật mập mạp dài 7 cm được gọi là Nasikabatrachus sahyadrensis.

Theo các nhà khoa học, N. sahyadrensis không phải là con cóc bình thường. Xét về mặt tiến hoá, nó thuộc dòng dõi hoàng tộc, tức là đại diện cuối cùng của loài cóc đã nhảy quanh chân khủng long vào kỷ Phấn trắng hơn 65 triệu năm trước đây.

Loài cóc này có chung đặc điểm gene với sooglossid, họ nhà cóc nhỏ hiện sống tại Seychelles, Ấn Độ. Sự giống nhau về gene này ủng hộ giả thuyết rằng hàng triệu năm trước đây, tổ tiên của cả hai loài cóc sống ở siêu lục địa Gondwana. 


Vùng đất lớn này lại tiếp tục phân chia và hình thành nên Ấn Độ và các hòn đảo ở Ấn Độ Dương. Tại đó, hai loài cóc lại tiến hoá độc lập dựa theo môi trường sống của chúng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét