Những sinh vật “độc, lạ” nhất Trái đất
Quái mực khổng lồ, mèo phát quang, bọ nhiều chân...là những
sinh vật độc, lạ và kỳ quái xuất hiện trên Trái đất.
Con mèo (trái) được áp dụng công nghệ gene tạo ra những protein
phát sáng huỳnh quang trong cơ thể phát ra ánh sáng màu đỏ khi tiếp xúc với ánh
sáng cực tím trong phòng thí nghiệm của Đại học Quốc gia Gyeongsang tại Hàn Quốc.
Con mèo (phải) là một con mèo nhân bản bình thường.
Con tôm hùm 2 màu rất kỳ quái và hiếm gặp, nặng khoảng
0,5kg có một nửa màu cam và một nửa màu đen. Hai vùng màu sắc được chia đều
hoàn hảo từ phần đầu cho tới đuôi. Các chuyên gia về sinh vật biển cho biết hiện
tượng phân màu như thế này rất hiếm gặp, với tỷ lệ gặp ở 1/50 triệu con tôm
hùm. Hiện tượng này xảy ra khi tế bào bị phân tách hoàn toàn trong quá trình trứng
được thụ tinh. Đa phần những con tôm hùm 2 màu là lưỡng tính.
Mực khổng lồ dài 8m được các nhà khoa học Nhật Bản ghi
hình lại ở gần quần đảo Ogasawara.
Đầu một con vật mà người dân địa phương gọi là Chupacabra
tại thành phố Cuero, bang Texas, Mỹ.
Nhân viên vườn thú Khan Younis ở phía tây Dải Gaza,
Palestine cầm xác ướp của một con khỉ.
Tôm hùm màu cam đen, màu xanh và màu vàng. Xác xuất bắt
được tôm hùm màu xanh là 1/2 triệu, màu vàng và màu cam lẫn đen là 1/30 triệu.
Xác nhện
biển trong Bảo tàng Khoa học tại London ,
Anh.
Khỉ aye aye là loài động vật hoạt động vào ban đêm. Quê
hương của chúng là đảo quốc Madagascar - nơi người dân coi chúng là điềm gở và
sẵn sàng giết chúng.
Bọ nhiều chân khổng lồ được phát hiện ở độ sâu 800m trong
vùng biển phía đông nước Mỹ. Nó có chiều dài 35cm và khối lượng 1,3 kg.
Video quay trong rừng ở bang Georgia, Mỹ vào năm 2008 cho
thấy một thứ có hình dáng giống người rừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét