"Vẻ đẹp" hiếm có của các loài bọ trong tự nhiên
1. Bọ nước khổng lồ
Bọ nước khổng lồ - Kirkaldyia deyrolli sinh
sống chủ yếu ở khu vực Đông Á, Úc và châu Mỹ. Với chiều dài cơ thể tới 15cm,
chúng được coi là một trong những loài bọ có kích thước lớn nhất thế giới. Bọ
nước khổng lồ có hàng chục "đốm" trên cơ thể giống như những đốm ghẻ
nước.
Con mồi yêu thích của loài bọ này là cá nhỏ, động vật lưỡng
cư, đôi khi là rắn và rùa nhỏ. Khi gặp con mồi, chúng phóng ra một chất dịch
tiêu hóa cực mạnh, khiến nội tạng con mồi biến thành dạng lỏng, dễ dàng cho việc
tiêu hóa. Chúng là một trong những loài côn trùng cắn đau nhất trên thế giới.
2. Bọ sát thủ
Loài bọ sát thủ - Reduviidae là một loài
chân khớp có các đốm vàng rực ở cả 6 chân cùng 2 đốm giống đôi mắt ở lưng. Dù
có các đốm trắng và vàng đáng yêu như vậy nhưng đúng như tên gọi, chúng là một
loài "sát thủ".
Reduviidae có kỹ thuật bắt mồi độc đáo. Chúng thường
tự làm mình mắc vào bẫy nhện, kéo dây tơ, giả vờ như mình là một con mồi bị sa
bẫy.
Khi nhện tiến lại gần, chúng phóng ra một chất độc đủ làm
tê cứng con mồi. Nọc độc đó cũng là một chất dịch tiêu hóa, biến con nhện thành
một loại chất lỏng, giúp bọ sát thủ ăn dễ dàng hơn.
Bọ sát thủ
biến kiến trở thành zombie.
Sau khi
tiêu hóa con mồi, chúng sẽ sử dụng xác con mồi khoác lên người, tạo thành một
loại áo giáp làm cho kẻ thù hoang mang và bị nhầm lẫn. Loài côn trùng sát thủ
này có khá nhiều con mồi trong tự nhiên và thậm chí chúng còn tấn công cả dơi.
3. Bọ cánh
cứng rùa vàng
Như đã giới
thiệu ở lần trước, bọ cánh cứng rùa vàng có hình dáng y hệt trái banh Snitch
trong Harry Potter có tên khoa học là Charidotella sexpunctata, cư trú ở miền
Đông Bắc nước Mỹ.
Tuy
nhiên, chúng cũng có khả năng thay đổi màu sắc khiến lớp vỏ ngoài trở nên trong
suốt, để lộ ra phần cơ thể màu đen cùng chấm đỏ điểm xuyết bên dưới.
Một khi
những con bọ cánh cứng bị cô lập khỏi môi trường sống tự nhiên, chúng nhanh
chóng mất đi màu sắc vốn có và chuyển sang màu nâu bùn.
Hiện tượng
này được lý giải dựa trên kết cấu vỏ ngoài của chúng, vỏ bọ cánh cứng rùa vàng
được phủ một lớp chất lỏng tạo thành từ những giọt sương trên lá, nó làm cho
chúng ta dễ có ảo giác rằng loài côn trùng này có màu vàng.
Ấu trùng
bọ cánh cứng có một lớp vỏ tối màu với nhiều gai nhọn, điểm độc đáo của chúng
là khả năng lột da để gia tăng kích thước. Chúng sẽ tự tạo ra một lớp vỏ bằng
chất thải của chính mình để tự bảo vệ mình trước kẻ thù trong tự nhiên. Khi bị
làm phiền, chúng sẽ lật mở lá chắn để tấn công các loài săn mồi.
4. Bọ cánh cứng hổ
Bọ cánh cứng
hổ nhìn thoáng qua có vẻ giống cánh cam, nhưng màu sắc của loài bọ này thay đổi
linh động và có "lớp vỏ" đẹp như màu sắc trong các tác phẩm sơn mài.
Tên khoa
học của loài bọ cánh cứng hổ là Cicindela hudsoni, chúng có nguồn gốc từ Úc.
Xét trên tương quan với kích thước cơ thể, chúng được coi là loài động vật có tốc
độ di chuyển nhanh nhất hành tinh.
Bọ cánh cứng
đạt tốc độ lên đến 9km/h hay 2,5m/s, nếu chúng có kích cỡ tương đương với con
người thì tốc độ này sẽ vào khoảng 772km/h. Ở tốc độ cao nhất, bọ cánh cứng tạm
thời mất đi thị giác vì vậy nó phải chạy từng quãng ngắn khi săn mồi.
Chúng là
loài côn trùng săn mồi hung dữ, với vũ khí sẵn có là tốc độ di chuyển nhanh
cùng bộ hàm chắc khỏe, nó dễ dàng bắt giữ và tiêu diệt con mồi.
Ấu trùng
bọ cánh cứng sở hữu nọc độc chết người và có thói quen tự vùi mình trong lòng đất.
Khi con mồi nhỏ đi qua, ấu trùng bất thình lình lao ra khỏi nơi ẩn náu, giữ chặt
con mồi với bộ hàm khổng lồ. Con mồi bị kéo vào hang và ăn thịt.
5. Bọ gai
Bọ gai
còn có tên khoa học là Umbonia crassicornis. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ phần
cơ thể bao quanh cổ với hình dáng giống một chiếc gai. Đặc điểm này sẽ giúp
chúng ngụy trang thành những chiếc gai trên cây để chống lại các loài săn mồi.
Bọ gai sử
dụng mỏ để đục sâu vào thân cây và ăn phần nhựa cây bên trong. Chúng sinh sống
chủ yếu ở Florida, Trung Mỹ và khu vực phía Bắc của Nam Mỹ. Chiều dài tối đa của
bọ gai vào khoảng 10mm.
Bướm lạ đầu rắn
Một con
bướm lạ có hình đầu rắn bỗng nhiên xuất hiện tại nhà một người dân ở Bắc Giang
khiến dư luận xôn xao, hàng trăm người tò mò đổ đến để tận mắt chứng kiến.
Con bướm có kích thước lớn,sải cánh rộng và màu sắc sặc sỡ.
Sáng 3/4,
ông Vũ Văn Chu ở xóm Phố Chợ, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
phát hiện có một con bướm lớn có màu sắc sặc sỡ, sải cánh rộng gần 30 cm đậu
trên tường nhà. Điều kỳ lạ là trên hai cánh con bướm lại có hình giống
hình đầu rắn.
Biết tin nhà ông Chu
xuất hiện con bướm lạ có hình đầu rắn, hàng trăm người đã tò mò đổ xô đến xem để
tận mắt chứng kiến. Những người dân xung quanh khu vực nhà ông Chu cũng khẳng định rằng chưa từng thấy con bướm nào lớn
và có hình kì lạ như thế này xuất hiện trước đó tại địa phương. Không ít người
còn hoang mang cho rằng con bướm này có lẽ mang một yếu tố tâm linh nào đó.
Chính bản thân ông Chu cũng khẳng định, từ trước đến nay, sống mấy chục năm
rồi mà ông chưa từng thấy con bướm nào to và kì lạ như thế .
Đặc biệt
là trên đầu cánh của con bướm có hình đầu rắn.
Thế nhưng, căn cứ đặc điểm, kích cỡ
và màu sắc của con bướm xuất hiện tại nhà ông Chu, các nhà khoa học xác định
đây là bướm Khế - loài bướm đêm có kích thước lớn nhất Việt Nam và trên thế giới.
Tên khoa học của bướm Khế là
Attacus atlas Linnaeus 1758, Saturnia atlas Linnaeus, họ bướm ma Saturniidae
thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera. Chưa có báo cáo nào cho thấy loài bướm Khế gây hại
hoa màu, cây cối.
Loài bướm này ngày càng hiếm do
môi trường thay đổi hoặc ảnh hưởng của thuốc trừ sâu. Hiện tại, bướm khế được
đưa vào sách đỏ Việt Nam ,
danh sách động vật bị đe dọa bậc nguy cấp cần được bảo vệ.
Rết khổng lồ cắn rách bụng rắn sau khi bị nuốt trọn
Nhà
nghiên cứu bò sát người Serbia Ljiljana Tomovic cho biết trong khi dạo quanh Đảo
Golem Grad (Macedonia ),
ông đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy cảnh tượng con rết đang nhô ra khỏi bụng một
con rắn.
Đầu con rết nhô ra khỏi bụng con rắn.
Ông
Tomovic, cho biết con rắn đã nuốt con rết nhưng nó không ngờ rằng con mồi của
mình đã chống cự lại quyết liệt và khiến cả hai cùng chết. Nguyên nhân chính dẫn
đến cái chết của con rết là do nó đã bị ngấm chất độc từ con rắn.
Tomovic
nói "Con rắn đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đánh giá quá thấp sự
nguy hiểm cũng như sức mạnh của con rết kia. Con rết đã chống cự quyết liệt. Lần
đầu tiên tôi chứng kiến cảnh tượng này bởi nó là chuyện rất hiếm”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét