Tuyệt chiêu săn mồi của các "xạ thủ"
động vật
Để tồn tại được trong thế giới động vật đầy nguy hiểm, mỗi
loài cần phải trang bị cho mình những kĩ năng sinh tồn phù hợp. Nhiều loài đã
chọn con đường tiến hóa để trở thành những "xạ thủ", chuyên tấn công
từ xa thay vì trận chiến "giáp lá cà" để xử được con mồi.
1- Cá cung thủ - bắn chính
xác mồi xa tới 2m
Cá cung thủ là biệt danh của họ cá măng rỗ, danh pháp khoa học là Toxotidae. Họ cá này gồm 7 loài, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Cá cung thủ là biệt danh của họ cá măng rỗ, danh pháp khoa học là Toxotidae. Họ cá này gồm 7 loài, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Cá cung thủ sở hữu cái miệng đặc biệt
và cặp mắt tinh tường.
Đây là xạ thủ đáng gờm nhất của thế giới động vật bởi khả
năng bắn chính xác con mồi cách xa đến 2m - một khoảng cách lớn hơn gấp 10 so với
chiều dài cơ thể chưa đầy 20cm. Những con cá cung thủ thường bơi và quan sát
côn trùng, động vật nhỏ trên cành cây gần mặt nước. Sau đó, chúng sẽ nhẹ nhàng
tiếp cận và hạ gục con mồi.
Với chiếc miệng có cấu tạo đặc biệt, cá cung thủ có thể tận
dụng động lực học của nước để tạo ra lực phun. Cụ thể, nó đã điều chỉnh vận tốc
và hình dạng của tia nước phun ra trên không, tạo luồng nước có lực gấp 6 lần lực
của cơ hàm. Chúng thậm chí còn có thể ước tính trọng lượng của con mồi để sử dụng
lượng nước phù hợp, giúp đỡ tốn sức mà vẫn hiệu quả.
2. Tắc kè hoa - bắt mồi nằm cách xa hơn 1,5 lần chiều dài cơ
thể
Tắc kè hoa là một trong những sát thủ hàng đầu, được ví
như là ninja của thế giới động vật nhỏ. Không những có tài ngụy trang
"thiên biến vạn hóa" đánh lừa kẻ thù, tắc kè hoa còn sở hữu một vũ
khí tấn công từ xa vô cùng lợi hại, đó là chiếc lưỡi.
Đòn tấn công với chiếc lưỡi nhanh, mạnh và chính xác đến
mức độ đáng kinh ngạc. Bằng cách sử dụng video tốc độ cao và phim tia X, hai
nhà sinh học Hà Lan tính toán được lưỡi của tắc kè hoa lao ra khỏi miệng của nó
với tốc độ đến 6m/s. Nó có thể bắt con mồi nằm cách xa hơn 1,5 chiều dài cơ thể.
Họ cũng phát hiện lưỡi của thằn lằn hoa tăng tốc từ 0 -
6m/s trong khoảng 20ms (mili giây), nhanh tới mức nó không tuân theo các quy tắc
sinh lực tổng quát trong cơ. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được
cơ chế "phóng lưỡi" phi thường này.
Sát thủ với chiếc lưỡi quái dị.
Cộng thêm những kỹ năng như bơi giỏi, leo cây siêu đẳng,
đổi màu thân và đặc biệt là cặp mắt lập thể với con ngươi có thể xoay độc lập
đã giúp tắc kè hoa có một tầm quan sát rộng. Có thể nói, tắc kè hoa hội tụ gần
như đầy đủ các yếu tố của một sát thủ lý tưởng.
3. Giun nhung - sát thủ
thân mềm
Giun nhung (tên khoa học là Onychophora) là một loài giun
săn mồi vào ban đêm theo chiến thuật phục kích. Cơ thể của giun nhung chứa đầy
chất lỏng, được bao bọc bởi một lớp da mỏng. Chúng di chuyển rất chậm chạp và
thường ẩn nấp trong tầng thảm mục trên mặt đất.
Chúng thường rình mồi khá lâu trước khi hành động. Giun
nhung có thị lực kém do hoạt động chủ yếu trong bóng tối, nhưng bù lại chúng có
bộ râu "ra-đa" rất lợi hại, có thể nhận biết những chuyển động nhỏ của
con mồi.
Dưới cặp râu còn được trang bị "2 khẩu súng bắn
keo" - đây là vũ khí chính để bắt con mồi của chúng. Khi chọn được thời điểm
thích hợp, chúng bắn keo về phía con mồi. Loại chất lỏng được tiết ra này nhanh
chóng khô và co lại, giữ lấy con mồi. Kẻ xấu số càng cố thoát thân thì càng bị
dính chặt hơn.
Với tuyệt
chiêu này, giun nhung có thể triệt hạ những loại côn trùng có kích thước lớn
hơn cơ thể mình nhiều lần. Tuy không bắn được quá xa nhưng hầu như mỗi lần bắn
keo là một lần thành công, do đó, giun nhung cũng được mệnh danh là "sát
thủ thân mềm".
4. Tôm gõ mõ - giết chết mồi
bằng tiểng nổ bong bóng
Tôm gõ mõ (Alpheidae) hay còn được gọi là tôm súng, tôm
pháo. Một trong những điểm nổi bật của loài tôm này là chúng có cặp càng bất đối
xứng cùng công dụng vô cùng đặc biệt.
Phần lớn tôm gõ mõ được tìm thấy ở vùng ven biển nhiệt đới
và ôn đới. Chúng sống trong các hang đào dưới mái nhà rạn san hô. Đó cũng
chính là nơi mai phục của tôm gõ mõ.
Chiếc càng to là khẩu súng âm thanh độc nhất vô nhị trong
thế giới động vật. Khi ngắm được con mồi, bằng cách kẹp càng lại, chúng tạo ra
một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80 kPa ở khoảng cách 4cm từ càng. Những bong
bóng khí lao đi với tốc độ 27m/s và tạo ra tiếng nổ với cường độ lên tới 218
decibel, áp lực này đủ giết chết những con cá nhỏ.
Một số loài tôm gõ mõ còn có một đồng đội đó là cá bống.
Chúng sinh sống và hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể, chúng chia sẻ hang của mình cho cá
bống, đổi lại, cá bống sẽ nhận nhiệm vụ gác hang do có thị lực tốt hơn. Khi có
"địch", cá bống sẽ quẫy đuôi báo động để cả hai cùng núp sâu vào
trong hang.
Tôm gõ mõ còn có khả năng tái tạo vũ khí bởi khi chiếc càng
lớn bị cụt đi, chiếc càng nhỏ sẽ phát triển to ra thành chiếc càng lớn, còn
càng cụt sẽ thành càng nhỏ.
***
Những thủy quái kỳ dị dưới lòng biển sâu
Cuộc sống đa dạng dưới lòng đại dương luôn ẩn chứa
những bí ẩn nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Những con vật luôn ẩn mình
dưới đáy nước cũng mang trong mình dáng vẻ dị thường.
Lươn mắt trắng Morel
Lươn mắt trắng Morel
là loài sinh vật sống ở những vùng biển nhiệt đới tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Những cá thể lươn này sở hữu màu trắng, màu vàng nhạt, màu nâu với những đốm
dày đặc trên khắp cơ thể. Dù vậy, loài lươn này sở hữu một đặc điểm chung là cặp
mắt màu trắng, khiến tên loài vật này được đặt theo đó. Những con lươn này có
thể dài tới 65 cm nhưng phổ biến chỉ đạt 40 cm.
Cá
Argyropelecus gigas
Sống ở những khu vực nước sâu, cá Argyropelecus gigas là
thành viên của đại gia đình cá Sternoptychidae, sống ở những khu vực con người
khó lòng quan sát. Những con Argyropelecus gigas có khả năng phát triển cơ thể
tới 12 cm chiều dài. Do sống ở khu vực ít ánh sáng nên thị giác loài cá này rất
phát triển, giúp nó nhìn hoàn hảo trong bóng tối.
Cá
Frogfishes
Cá Frogfishes thuộc gia đình Antennariidae, là một loài cá đặc
biệt, sống ở các vùng biển Australia cũng như hầu hết các vùng biển nhiệt đới
và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, ngoại trừ biển Địa Trung Hải. Những con cá
này sở hữu chiều dài từ 2,5-38 cm. Thường sống xen giữa các rặng san hô, cá
Frogfishes sở hữu cơ thể sặc sỡ màu sắc, giúp chúng dễ dàng lẩn khuất vào môi
trường.
Cá
Rồng
Cá Rồng là loài sinh vật biển kỳ dị, được tìm thấy trong các
vùng biển ngoài khơi Australia
và Nhật Bản. Sống ở những vùng biển sâu, cá rồng là loài động vật ăn thịt hung
dữ nhất bên dưới các đại dương sâu thẳm của địa cầu. Có tên khoa học là
Grammatostomias flagellibarba, cá rồng cực kỳ nổi tiếng với bộ hàm rộng, khỏe
và chiếc miệng đầy những răng cực lớn.
Cá
sóng thần
Con cá lạ chưa từng được khoa học biết đến vẫn còn sống trên
boong một chiếc tàu Nhật Bản sau khi nó bị trận sóng thần hôm 11/3/2011 cuốn ra
ngoài khơi. Trôi dạt vào khu vực bở biển của tiểu bang Washington, Mỹ sau nhiều
tháng lênh đênh, con tàu mang tới cho giới khoa học món quà bất ngờ, khi các
nhà khoa học phát hiện ra loài cá chưa từng được biết đến còn sống trên boong
tàu.
Cá
Bubble Eye
Bubble Eye là loài cá vàng rất được ưa thích nhờ đôi mắt nhỏ
xíu được đính kèm với 2 túi chứa dịch khổng lồ ngay bên dưới. Hiện chưa rõ loại
cá này sở hữu 2 túi quá khổ trên để làm gì nhưng rõ ràng, chúng khiến việc bơi
lượn của loài sinh vật này gặp nhiều khó khăn. Nó cũng khiến sinh vật này dễ bị
hút vào các thiết bị lọc nước khi được nuôi trong bể cá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét