Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 65


Những sinh vật bạch tạng
Trong hàng nghìn động vật cùng loài thì rất hiếm bắt gặp các loại động vật mắc bệnh bạch tạng.
1- Rắn hổ mang bạch tạng hiếm lộ diện ở Mỹ
Người dân California đã ghi lại hình ảnh con rắn trắng cực hiếm trườn bò xung quanh một khu ngoại thành của bang. Theo xác nhận của các chuyên gia, con rắn trắng này có thể gây chết người bởi nọc độc trong cơ thể nó, tuy nhiên người dân vẫn thích thú khi bắt gặp nó.

Con rắn hổ mang bạch tạng hiếm được phát hiện ở Mỹ. (Ảnh: County of LA Department of Animal Care and Control)
Các nhân viên kiểm soát động vật tìm thấy con rắn trắng nấp sau đống gỗ thừa ở sân sau của một ngôi nhà. Thứ Sáu ngày 5/9, con rắn trắng này đã được chuyển tới Vườn thú San Diego.
Con rắn trắng có chiều dài hơn 90cm và hơi mập này được người dân phát hiện từ ngày 1/9. Kết quả nghiên cứu cho thấy con rắn này chưa được cắt bỏ tuyến nọc độc. Theo ghi nhận, con rắn đã cắn một con chó vì vậy, các nhà chức trách đã đưa ra lời cảnh báo về mối nguy hiểm của nó.
2- Đại bàng "bạch tạng" xuất hiện ở Mỹ

Con đại bàng hói với những đốm trắng trên cơ thể chuẩn bị đáp xuống bờ sông Nooksack tại Mỹ để kiếm mồi. (Ảnh: National Geographic)
Hai nhiếp ảnh gia Mỹ thấy một con đại bàng hói với những đốm lông màu trắng trên sông. Andrew Griswold, một chuyên gia về đại bàng hói, nhận định rằng rất có thể con đại bàng trong bức ảnh của Walter mắc chứng bạch tạng. Thủ phạm gây hội chứng bạch tạng là một đột biến gene. Nó khiến cơ thể động vật không thể sản xuất sắc tố trên lông hoặc da.
Những con chim mắc chứng bạch tạng sẽ gặp nhiều điều bất lợi. Chẳng hạn, con mồi và kẻ thù của chúng sẽ phát hiện chúng một cách dễ dàng nhờ bộ lông màu trắng. Tất nhiên, bộ lông màu trắng sẽ không trở thành yếu điểm nếu đại bàng sống trong vùng bị tuyết bao phủ. Bên cạnh đó, chim bạch tạng có thể bị chính những con cùng loài tẩy chay vì màu lông khác biệt của chúng.
3- Phát hiện cá heo bạch tạng cực hiếm ở Nam Mỹ


Chú cá heo con bạch tạng cực hiếm bên cạnh một cá heo lớn được cho là mẹ nó - (Ảnh: AP)
Các nhà sinh vật học Brazil vừa tìm thấy một con cá heo bạch tạng cực hiếm ở ngoài khơi bờ biển phía nam Nam Mỹ. Tại Brazil nó được gọi là loài Toninha, còn tại Argentina và Uruguay nó được gọi là cá heo La Plata hay Franciscana.
Camilla Meirelles Sartori - đứng đầu dự án nghiên cứu Toninha, nói bà nhìn thấy con cá heo đặc biệt này lần đầu tiên vào cuối tháng 10 và đến đầu tháng 11 thì nhóm của bà chụp ảnh được nó.
“Chúng tôi kinh ngạc và sốc. Nó rất nhỏ, còn màu của nó thật sự khác biệt”, bà nói.
Toninha hiện có tên trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Loài này có chiếc mũi dài, mỏng và rất dễ mắc lưới. Chúng có thể bị chết đuối hoặc chết do căng thẳng nếu không được nhanh chóng giải thoát.
Cá heo bạch tạng cực hiếm xuất hiện trên Địa Trung Hải
Theo tờ Mirror, các nhà nghiên cứu khoa học hàng hải Croatia mới phát hiện thêm một con cá heo bạch tạng ở Địa Trung Hải. Con cá heo bạch tạng này được coi là 1 trong 20 cá thể vô cùng hiếm trên thế giới.

Con cá heo bạch tạng này được nhóm các nhà khoa học đặt tên là Albus. Albus thuộc giống cá heo mũi dài. Trong khi những con cá heo mũi dài bình thường có làn da màu ghi thì hiện tượng đột biến gen khiến Albus có làn da màu trắng và đôi mắt màu hồng. Ngoài ra các chuyên gia còn cho biết, Albus mang giới tính đực và có vẻ vẫn trong tình trạng sức khỏe tốt.
Albus được tìm thấy tại khu vực dọc bờ biển giữa Croatia và Ý. Được biết, trước đó, các nhà khoa học đã từng nhìn thấy Albus tại phía Đông thành phố cảng Ravenna của Ý.
Ông Plavi Svijet, phát ngôn viên của Tổ chức Môi trường Croatia cho biết, đây là con cá heo bạch tạng đầu tiên không chỉ xuất hiện ở Biển Adriatic mà còn cả ở Địa Trung Hải.
4- Xem rắn bạch tạng 2 đầu ở Ukraine
Một con rắn bạch tạng 2 đầu hiếm gặp đang được đưa ra triển lãm tại một vườn thú ở miền nam Ukraine
Hãng thông tấn AP đưa tin, vườn thú "Skazka" ("Chuyện cổ tích") ở thành phố Yalta bên bờ Hắc hải, miền nam Ukraine đã quyết định cho du khách được chiêm ngưỡng một con rắn bạch tạng 2 đầu hiếm gặp mà họ mượn của người Đức.
Theo các nhân viên vườn thú, đây là một con rắn thuộc giống rắn vua (kingsnake), có nguồn gốc từ California (Mỹ) và bị bệnh bạch tạng. Nó được 3 năm tuổi, với chiều dài cơ thể 60cm.


Hai đầu của con rắn bạch tạng 2 đầu có suy nghĩ, phản ứng và ăn uống một cách riêng rẽ. Ảnh: Reuters.
Điều đặc biệt là, 2 cái đầu của con rắn có thể suy nghĩ, phản ứng và ăn uống một cách riêng rẽ, thậm chí giành giật thực phẩm của nhau dù có chung một dạ dày. Một trong 2 cái đầu trông có kém linh hoạt hơn cái đầu kia.
Oleg Zubkov - giám đốc vườn thú Skazka kể, đôi khi một cái đầu bò về một hướng trong khi cái đầu còn lại bò về hướng khác. Khi đói, 2 cái đầu sẵn sàng tấn công và lao vào tranh cướp thức ăn của nhau theo bản năng. Chính những đặc điểm này khiến các nhân viên chăm sóc phải làm một rào chắn giữa 2 cái đầu của con rắn khi cho nó ăn.
Thống kê cho thấy, lượng khách tham quan vườn thú đã tăng gần gấp đôi kể từ khi con rắn bạch tạng 2 đầu được triển lãm ở đây từ đầu tháng 7. Dự kiến, con rắn hiếm gặp này sẽ tiếp tục lưu lại vườn thú Ukraine cho tới tháng 9 tới.

5- Bắt được cá bạch tạng cực hiếm


Sa lưới trên biển Whidbey Island, bang Washington, Mỹ, con cá ratfish có nguồn gốc từ thời tiền sử được ghi nhận là cá bạch tạng hoàn hảo đầu tiên từng phát hiện. Xác suất bắt được sinh vật hiếm hoi này chỉ vào khoảng 1/ 7 triệu.
Trong đời sống thủy sinh, hiếm có sinh vật bạch tạng nào sống đủ lâu để có thể di truyền cho thế hệ sau loại gen đột biến có vai trò làm hỏng quá trình sản sinh sắc tố da. Chính vì thế cũng khá bất ngờ khi theo ước lượng của Reum, “chị” cá bạch tạng dài 30 cm này đã 2-3 năm tuổi - so với tuổi đời trung bình của cá ratfish thì có nghĩa đang vào tuổi “thanh xuân”.

Ratfish, có tên khoa học là Chimaera, được phát hiện lần đầu tiên ở vùng biển phía nam của Brazil vào năm 2001.

(Ảnh: Eurekalert)
Với chiều dài 30-40cm, ratfish sở hữu bộ xương sụn lớn giống như cá mập và cá đuối, vây 2 bên giống như cánh chim, dây thần kinh lộ rõ hai bên mình để giúp định hướng trong những vùng nước sâu và tối. Theo suy đoán của các nhà khoa học, rất có thể loài cá có nguồn gốc tiền sử này đã sống cùng thời với khủng long bạo chúa, tức là cách đây khoảng 180 triệu năm.
6- Kangaru bạch tạng
Một chú Kangaru loại nhỏ bị bạch tạng, được các nhân viên của công viên tự nhiên Le Cornelle gọi là "Pino", đang đứng trong chuồng của mình ở Valbrembo, miền bắc Italy hôm 16/05/2007.  Pino được sinh vào ngày 18/03, và ra khỏi túi của mẹ vào khoảng 2 tuần trước đây.
Pino ra đời trong công viên hôm 18/3 vừa qua
Chú chạy nhảy tung tăng trong bộ lông trắng dễ thương.
7- Trăn bạch tạng

Giới chức một đảo của Tây Ban Nha kêu gọi các chuyên gia trên thế giới giúp họ ngăn chặn sự bành trướng của những con trăn bạch tạng tới từ Bắc Mỹ.
Trăn chúa California, một loài động vật có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, đang sinh sôi nhanh chóng tại Gran Canaria, đảo lớn nhất trong quần đảo Canary của Tây Ban Nha.


Những con trăn chúa California có màu trắng pha sọc vàng do chúng mắc bệnh bạch tạng. (Ảnh: thekingsnakes.co.uk)
Những con trăn không gây nên hiểm họa cho người, nhưng chúng ăn những động vật đặc hữu của đảo. Quần đảo Canary giống như một phòng thí nghiệm sinh học và trăn bạch tạng đang đe dọa một trong những loài quan trọng nhất trong đó”.
Trăn chúa California sinh sôi nhanh nhờ khí hậu ấm áp trên đảo Gran Canaria. Chúng không có kẻ thù tự nhiên nhưng quần thể mồi của chúng lại dồi dào. Thằn lằn là loại mồi mà chúng ưa thích nhất.
8- Hai con tôm hùm bạch tạng cực hiếm tại Mỹ


Hai con tôm hùm bạch tạng quý hiếm. (Nguồn: AP)
Tờ Portland Press Herald cho biết, hai ngư dân tại Mỹ đã tình cờ bắt được tôm hùm bạch tạng quý hiếm trong cùng một tuần.
Con tôm hùm đầu tiên được Bret Philbrick bắt tại Owls Head hôm 4/9 còn con thứ hai được Joe Bates phát hiện ra gần một đê chắn sóng ở Rockland một ngày trước đó.
Theo các nhà khoa học, những con tôm hùm bạch tạng là vô cùng quý hiếm. Tỷ lệ xuất hiện của chúng là 1/100 triệu con.
Hai con tôm hùm sẽ đươc chuyển đến ngôi nhà mới của mình tại State Aquarium Maine ở Cảng Boothbay và Brooks Mill Trap tại Thomaston. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét