TRÀM LÁ DÀI
Đồng Tháp Mười đất phèn ngập nước
Tràm cừ em trụ được nơi đây
Hoa trắng vàng...ong dập dờn bay...
Lá cất tinh dầu, trà thơm trị bệnh.
BXP
Sưu tập
Tràm lá dài hay tràm lá hẹp,
tràm cừ - Melaleuca leucadendra, Chi Melaleuca - Tràm, họ Myrtaceae
- họ đào kim nương, sim, bộ Myrtales Bộ Đào
kim nương hay bộ Sim
Mô tả:
Cây gỗ nhỏ, có nhánh không đều mà vỏ tách ra thành mảng mỏng. Lá mọc so le,
có cuống ngắn, hình dài ngọn giáo, có khi hơi hình lưỡi liềm nhọn ở đầu. Hoa nhỏ,
màu trắng vàng, không cuống xếp thành bông ở ngọn cành, phía trên đó vẫn có chồi
tạo ra các lá. Quả rất cứng, dạng quả nang, có 3 ô, tròn, cụt, nằm trong đài dạng
đấu cứng. Hạt hình trứng hay dạng góc.
Hoa tháng 3-5.
Nơi mọc: mọc
trên đất phèn ngập nước, chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười
Công dụng: Vị cay,
chát, tính ấm, mùi thơm. Dùng trị: Cảm cúm, Thấp khớp, đau dây thần kinh, Viêm
ruột ỉa chảy, lỵ. Dùng ngoài chữa viêm da dị ứng, eczema. Vỏ \ trị suy nhược thần
kinh, mất ngủ. Lá nấu nước uống thay trà, giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa ho hoặc
xông để trị cảm cúm. Hoa là nguồn thức ăn nuôi ong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét