219- THÔNG VẨY
THÔNG VẨY
Hoàng đàn giả là tên thường gọi
Em vốn loài đặc hữu Việt Nam
Lào Cai cho đến Lâm Đồng...
Gỗ là nhóm một, giá dùng rất cao.
BXP
Sưu tập
Thông vẩytên khoa học Dacrydium elatum, Chi Dacrycarpus Thông nàng, Họ Thông tre Podocarpaceae, Bộ Tùng bách Pinales
Cây gỗ lớn cao trên 30m, đ*ường kính trên 80cm. Thân thẳng tán hình ô. Gốc thư*ờng có có bạnh thấp, Vỏ màu nâu hồng bong mảng nhỏ. thịt bỏ có nhiều sơ, lá, vỏ, gỗ có tinh dầu thơm.
Cành mọc hơi vòng, mang hai loại lá. Lá hình mũi dùi ba cạnh cong dài 0.7-1cm có trên cành quang hợp và trên cây non. Lá hình vảy hay mũi dùi ngắn mọc xít nhau có trên cành ra hoa, lá nhỏ dẹt, mặt trên xanh thẫm có rãnh lõm dọc dài 3-6 mm. Nón đơn tính khác gốc. Nón đực hình trứng trụ mọc đầu cành dài 6-7mm, đôi nhị hình vẩy. Nón cái mọc lẻ ở đầu cành ngắn xuất phát từ kẽ lá chỉ có 1 noãn trên cùng phát triển. Quả nón có 1 hạt hình trứng dài 0,4 cm. gốc có vỏ giả màu đỏ bao 1/3 hạt. Hoa ra tháng 3-4, hạt chín tháng 10-11.
Cây *ưa khí hậu ôn hoà, mư*a nhiều, mát ẩm. Cây con cần che bóng nhẹ.
Loài đặc hữu của Việt Nam, gặp rải rác trong rừng hỗn loại th*ường xanh hoặc phân bố thành đám nhỏ gần thuần loại trên độ cao 900-2500m Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Gia lai, Kon Tum, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Gỗ Nhóm I, có giá trị xuất khẩu cao, dùng trong xây dựng, làm đồ mỹ nghệ hoặc để cất tinh dầu, xếp trong nhóm I.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét