241 - BẠCH QUẢ
Cây bạch quả về mùa thu
lá bạch quả
Món ăn bổ dưỡng từ bạch quảBẠCH QUẢ
Tổ tiên em đã thành hoá thạch
Cả một dòng họ Bạch còn em
Có nhiều đặc tính quí, hiền
Người ơi! Xin hãy giữ gìn loài em.
BXP
Sưu tập
Bạch quả tên khoa học: Ginkgo biloba, chi Ginkgo,họGinkgoaceae, bộ Ginkgoales, lớp Ginkgoopsida, ngành Ginkgophyta Bạch quả.
Bạch quả là loài cây đặc biệt, không giống bất cứ loài cây nào mà ta thường gặp. Nó là một loài duy nhất còn tồn tại. Dù chỉ là một loài nhưng nó đại diện cho một Chi, một Họ, một Bộ, một Lớp duy nhất của Ngành Bạch quả. Trong Hệ thống phân loại, nó có vị thế tương đương với Ngành hạt kin hay Thực vật có hoa thực sự. Vì nó chỉ còn một loài nên người ta xếp nó vào ngành Hạt trần cùng với Thông, Tuế, Dây gắm....Bởi vậy trong Sưu tập tôi phải để bài viết dài dòng để bạn đọc dễ theo rõi một loài cây đặc biệt.
Bạch quả là cây thân gỗ lớn, cao 20–35 m, có tán nhọn và các cành dài, gồ ghề, thông thường bộ rễ ăn sâu có khả năng chống chịu sự tàn phá của gió, tuyết. Các cây non thường cao và mảnh dẻ, ít phân cành; tán lá trở nên rộng hơn khi cây lớn.Trong mùa thu, lá đổi màu thành vàng sáng. Bạch quả già sinh ra các rễ khí, hình thành ở mặt dưới của các cành lớn và phát triển xuống phía dưới. Sự phát triển của các rễ khí này là rất chậm, và có thể phải mất hàng trăm năm để xuất hiện. Chức năng của các rễ khí dày này vẫn chưa được hiểu rõ.
Bạch quả phát triển các cành non ngắn, có các gióng rất ngắn và có bướu, được sắp xếp đều trên các cành to. Các lá là một cụm ở đỉnh của các cành non ngắn, và các cấu trúc sinh sản chỉ được hình thành trên chúng (xem hình – các hạt và lá chỉ có trên các cành non ngắn). Các lá ở các cành non dài thông thường có vết khía hình chữ V hay có thùy, nhưng chỉ từ mặt ngoài, giữa các gân lá. Chúng sinh ra ở phần đầu của các cành lớn nhanh, mọc so le và cách nhau đều đặn thành cụm ở đầu cành.
Cây đơn tính khác gốc. Sinh sản bằng Giao tử.
Cây đực sinh ra các nón phấn nhỏ với các lá bào tử mang 2 túi bao tử nhỏ sắp xếp thành vòng xung quanh trục trung tâm.
Cây cái không sinh ra nón, hai noãn được hình thành tại đầu cuống, sau khi thụ phấnsẽ phát triển thành hạt, cấu trúc tương tự như của quả mơ do các cây bạch quả cái sinh ra về mặt kỹ thuật không phải là quả, mà là các hạt có vỏ bao gồm phần mềm và dày cùi thịt phía ngoài và phần cứng phía trong, lớp vỏ trong mỏng tựa như giấy, vớiphôi tâmbao quanhthể giao tử cáiở giữa.
Bạch quả thụ phấn nhờ giao tử đực có thể di động, giống như ở tuế, dương xỉ, rêu và tảo. Giao tử đực có cấu trúc nhiều lớp phức tạp, là một dải liên tục của các thể cơ sở, tạo ra từ đáy của vài nghìn roi có chuyển động tựa như lông mao. Bộ máy các roi/lông mao đẩy cơ thể giao tử đực về phía trước. Giao tử đực chỉ phải di chuyển một quãng ngắn để tới các túi chứa noãn. Hai giao tử đực được sinh ra, một trong chúng sẽ thụ phấn thành công cho noãn.
Sự ngoan cường của bạch quả: tại Hiroshima, Nhật Bản, nơi có 4 cây mọc cách vụ nổbom nguyên tử năm 1945 chỉ 1–2 km, trong khi phần lớn các động, thực vật khác bị tiêu diệt thì bạch quả, mặc dù bị đốt cháy, nhưng vẫn sống sót và phục hồi nhanh chóng. Hiện nay, chúng vẫn còn sống.
Hạt bạch quả được chế biến thành món ăn trong các dịp đặc biệt như lễ cưới hay Tết Nguyên Đán,nó cũng có sẵn ở dạng đóng hộp, được bán dưới tên gọi "White Nuts".
Cây bạch quảvốn nổi tiếng với những tính năng chữa bệnh và đặc biệt sống rất lâu được xem là loài cây cổ nhất trái đất đã xuất hiện cách đây 300 triệu năm vào thời kỳ mà loài khủng long còn tồn tại. Cây bạch quả xuất phát từ Trung Quốc và được dùng trong lãnh vực y học cổ truyền từ hàng nghìn năm nay. Tại Việt Nam, biệt dượcÍch Trí Minh với cao Bạch Quả kết hợp với bài thuốc cổ truyền có ích cho não với 2 tác dụng: Dưỡng não và Thanh tâm, ích trí.
Ngày nay, các nhà khoa học lại phát hiện một điều lạ lùng mới là cây còn chứa một loài tảo ký sinh mà không có loại cây nào tiếp nhận. Loài tảo lạ lùng này đã được phát hiện ở tất cả các cây bạch quả được quan sát, bất kể nguồn gốc của chúng. Các nhà khoa học không giải thích được hiện tượng này hoạt động như thế nào, họ cho rằng loài tảo này lệ thuộc vào cây bạch quả để sinh sống và ngược lại cung cấp cho cây những hợp chất được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng cộng sinh này đã tồn tại từ hơn 100 triệu năm nay.
Bạch quả là loài cây đặc biệt đại diện cho một ngành lớn nay chỉ còn hoá thạch, tôi đã viết bài sưu tập quá dài, còn nhiều điều đáng viết, nhiều hình ảnh đẹp về cây Bạch quả nhưng vì khuôn khổ của trang ST không thể viết hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét