Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

268- DÂY TRINH ĐẰNG

268- DÂY TRINH ĐẰNG

[img]http://img.photo.yume.vn/photo/pictu...1556304145.jpg[/img]

Dây trinh đằng (bà sơn hổ)
[img]http://img.photo.yume.vn/photo/pictu...2100905961.jpg[/img]
[img]http://images.yume.vn/photo/pictures/20110923/qiaoqingxuan/thumbnail/604x604/dsc00379kth_1783631697.jpg[/img]
DÂY TRINH ĐẰNG
Trinh đằngem có ba loài
Gọi Ba sơn hổ chung loài tiếng Trung
Lá rất đa dạng một thân
Rễ chữa tê thấp, nhức xương, thiên đầu...(thống)BXP
Sưu tập
-Chi Trinh đằngParthenocissuslà một chi chứa một số loài dây leo trong họ Nho (Vitaceae). Nó chứa khoảng 10 loài, có mặt ở châu Á và Bắc Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Trung là 爬山虎, phiên âm ba sơn hổ. Ở Việt Nam có ba loài:
1- Trinh đằng ba mũi(Bà sơn hổ)tên khoa họcParthenocissus tricuspidata(Sieb. et Zucc.) Planch, Chi Trinh đằngParthenocissus, Họ Vitaceae Nho,Bộ Vitales Nho. Dây leo trên đá, có vòi hút bám vào đất, tường hay vỏ cây. Lá lúc khô màu đỏ, dẹp, đa dạng, lá ở trên thân có 3 lá chét, lá ở cụm hoa lại có 3 thuỳ, còn ở nhánh có một lá chét hình tim, mép có răng to, gân từ gốc 3, gân phụ 3-4 cặp. Ngù hoa cao 4cm, nụ xoan cao 5mm; lá Đài 5, tù, cánh hoa 5, cao 4mm; nhị 5, bầu và vòi nhuỵ 3mm, 5 noãn. Quả mọng tròn 6-8mm, màu lam đen, mốc; hạt 1-2. Hoa tháng 6, quả tháng 9-10 . Loài cây của Nhật Bản, Trung Quốc, được trồng đây đó ở miền Bắc và ở Ðà Lạt để phủ tường. Vào mùa thu lá đổi màu từ đỏ sang đỏ thẫm, nờn tỏn lá nom rất đẹp. Có thể thu hái dây lá trước mùa rụng lá, phơi khô, rễ thu hái quanh năm. 
Vị ngọt, chát, tính ấm, không độc. Dùng trị sản huyết ứ, có hòn cục trong bụng, xích bạch đới, phong thấp đau nhức khớp xương, bán thân bất toại và thiên đầu thống. Liều dùng 15-20g sắc uống hay ngâm rượu uống. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, mụn nhọt ghẻ lở, sưng vú. 2-Trinh đằng chântên khoa họcParthenocissus pedataGagnep,Dây leo cao 15m, thân to đến 10cm. Lá mang 5 lá chét, lá chét bên trên một cuống phụ chung, phiến dày, không lông, dài 9-13cm, mép có răng tròn, to, thưa, gân phụ 3-5 cặp. Cụm hoa rộng 6-8cm. Quả đậu tròn, to đến 14mm, hạt 4, to 11x 7mm. Quả tháng 1. 
Loài phân bố ở miền trung Việt Nam, có ở vùng Cà Ná (Ninh Thuận). 
Dân gian dùng rễ sắc uống chữa tê thấp, đau nhức khớp. 
3-Trinh đằng khác látên khoa họcParthenocissus heterophylla(Blume) Merr.Cây nhỏ leo lên các cây to; cành không lông; tua cuốn phân nhánh, có nhánh hình lông chim, cái cuối cùng kết liễu thành đĩa hay thành giác mút. Lá có hai dạng: những lá ở trên đơn, hình tim ở gốc, có 3 gân; những lá ở dưới có 3 lá chét, lá chét giữa dài 7-12cm. Lá chét bên rất bất xứng, có một bên gốc hình tim, mép lá có răng thưa. Cụm hoa mọc trên những cành ngắn ở gốc lá. Quả mọng màu đỏ đen hay đen, tròn, to bằng đầu đũa. Ra hoa tháng 7-11, có quả tháng 5Ở nước ta cây mọc ở hàng rào, bờ bụi thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình. 
Rễ, thân có vị đắng, tính ấm; có tác dụng khư phong trừ thấp, thông lạc, chỉ huyết, giải độc. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm sinh cơ. 
Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ thân được dùng trị phong thấp đau nhức, thiên đầu thống, phong thấp sang độc và gãy xương. Ở Quảng Tây, lá được dùng trị rắn độc cắn và sang dương thũng độc. Liều dùng 15-30g sắc uống. Dùng ngoài giã cành lá tươi đắp, nấu nước rửa và lấy dịch để đồ.( Một loài cây hoang dại đâu đâu cũng có, nhờ sưu tập tôi mới biết tên nó là Trinh đằng và chữa bệnh phong thấp rất tốt, tiếc rằng ảnh không hiện. Loài này có đặc điểm là trên một cây có nhiều loại lá, loại lá đơn thì rất giống lá Nho)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét