Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

TỔNG KẾT NGÀNH THỰC VẬT HẠT TRẦN - TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HẠT KÍN


I - TỔNG KẾT NGÀNH THỰC VẬT HẠT TRẦN

Thực vật có hạt đầu tiên, giữ vị trí quan trọng trong hệ thống sinh với giá trị kinh tế cao. Nó bắt đầu có tổ chức phức tạp để thích nghi cao độ với lối sống ở cạn. Cây thường xanh, lá to nguyên, hình kim hay kép lông chim, ngoài nhiệm vụ dinh dưỡng còn nhiệm vụ sinh sản. Trên cây trưởng thành có các nhánh hình nón mang tiểu bào tử diệp và đại bào tử diệp, cấu tạo giống hoa điển hình. Nón đực gồm nhiều tiểu bào tử diệp xếp xoắn ốc, dẹt, mang hai tiểu bào tử nang, chứa nhiều tiểu bào tử hình hạt màu vàng gọi là hạt phấn. Nón cái có nhiều đại bào tử diệp xếp vòng, xoắn ốc, gọi là tâm bì, ngoài có lá bắc nhỏ che chở, mỗi tâm bì có hai noãn hình trứng. Noãn là khối nhu mô có một vỏ bao bọc. Nón có thể lưỡng tính mà tiểu bào tử diệp xếp ở dưới, đại bào tử diệp ở trên. Hạt phấn nẩy mầm trong túi phấn gồm tế bào phát sinh và tế bào ống. Hạt phấn nhờ có bóng khí mà bay được, rơi vào đại bào tử diệp, trên noãn khổng của noãn. Phôi tâm tiết chất nhày làm hạt phấn mọc ra ống phấn mang tế bào chân và tinh trùng. Trong khi đó noãn phát triển cho noãn cầu và phần cổ dài mở đường cho tinh trùng vào. Một trong hai tinh trùng phối hợp với noãn cầu cho hợp tử, phân chia nhiều lần cho phôi, dây treo. Trong khi đó phôi tâm mất dần đi thành vỏ cứng. Hạt mang phôi ở trong, có thân mầm, rễ mầm, lá mầm và chồi mầm, tất cả sống cầm chừng trong hạt. Hạt lộ ra ở ngoài, nằm ở gốc lá bắc. Sau nẩy mầm thành cây con. 
Theo phân loại mới dựa vào phân tích ADN người ta chia Thực vật có hạt thành 5 ngành: Tuế, Bạch quả, Dây gắm, Thông và ngành hạt kín hay thực vật có hoa. Tuy nhiên, Ngành Tuế chỉ có một chi Cycas, Bạch quả chỉ còn một loài, Dây gắm có ba bộ nhưng mỗi bộ cũng chỉ còn một chi, ngành Thông có bốn bộ, trong đó chỉ có bộ Thông gồm 6 họ là còn tồn tại nhiều loài, phân bố rộng, có nhiều lợi ích kinh tế. Theo phân loại cũ, Thực vật có hạt phân thành hai ngành lớn: Ngành hạt trần và ngành hạt kín. Ngành hạt trần tôi đã sưu tập:
1- THÔNG:
1- Họ Thông Pinaceae(Bài 204,205,206, 226,227,228,229,230.231,232,233, 235,236,239,240)
2- Họ Bách tán Araucariaceae (Bài 141 có bổ xung)
3- Họ hoàng đàn (Bách) Cupressaceae (Bài 140, 207 - 213)
4-Họ Thông trePodocarpaceae (Kim giao( bài 214, 215, 217, 218, 219)
5-Họ Thông dù 
Sciadopityaceae(bài 220) 
6-Họ Thanh tùng (Thông đỏ)Taxaceae(gồm cả Cephalotaxaceae, họ đỉnh tùng)
( Bài 221, 222, 223, 224, 225)
2- BẠCH QUẢ (Bài 241)
3- TUẾ (Bài 16 + Bổ xung, Bài 242, 243, 244)
4- DÂY GẮM ( Bài 245, 246)




II - TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT HẠT KÍN
Thực vật có hoa hay còn gọi là thực vật hạt kín, là một trong hai nhóm thực vật có hạt (Spermatophyte): Hạt trần và Hạt kín.
Thực vật hạt kín: Hạt nằm trong quả thực thụ, chúng chứa các cơ quan sinh sản trong một cấu trúc được gọi là hoanoãn được bao phủ bởi lá noãn, nó sẽ dẫn tới sự hình thành quả.
Thực vật hạt trần: noãn không được bao phủ khi thụ phấn và các hạt không ở trong quả thực thụ, mặc dù thỉnh thoảng người ta vẫn thấy ở chúng các cơ cấu nhiều cùi thịt che phủ hạt 
Hiện còn 8 nhóm thực vật hạt kín còn sinh tồn: 1- Amborella -1 loài cây bụi duy nhất (không có tên VN) ở New Caledonia
2- Nymphaeales -bộ Súng: khoảng 80 loài - súng và Hydatellaceae
3- Austrobaileyales -bộ Mộc lan dây: khoảng 100 loài 
4- Chloranthales -bộ Hoa sói: cóvài chục loài cây có hương thơm 
5- Ceratophyllum -Bộ Ceratophyllales Rong đuôi chó: khoảng 6 loài thực vật thủy sinh
6- magnoliids -Phân lớp Mộc lan (Magnoliidae): khoảng 9.000 loài, với đặc trưng hoa có các đặc điểm là bội số của 3, phấn hoa có một lỗ, và thông thường các lá có gân phân nhánh 
7- eudicots -Thực vật hai lá mầm thật sự:khoảng 175.000 loài, với đặc trưng hoa có các đặc điểm là bội số của 4 hay 5, phấn hoa có 3 lỗ, và thông thường các lá có gân phân nhánh 
8- monocots -Thực vật một lá mầm:khoảng 70.000 loài, với đặc trưng hoa có các đặc điểm là bội số của 3, một lá mầm, phấn hoa có một lỗ, và thông thường các lá có gân song song 
Sự đa dạng của thực vật có hoa
Người ta ước tính thực vật có hoa có khoảng 250.000-400.000 loài Các họ thực vật có hoa đa dạng nhất, theo trật tự số lượng loài, là: Asteraceae (họ Cúc):23.600 loài(Thực vật hai lá mầm)
Orchidaceae 
(họ Lan):21.950 loài hoặc nhiều hơn(Thực vật một lá mầm)
Fabaceae (họ Đậu):19.400 loài (Thực vật hai lá mầm)
Rubiaceae (họ Thiến thảo hay Cà phê ): 13.183 loài (Thực vật hai lá mầm)
Poaceae 
(họ Hòa thảo, họ Cỏ, họ Lúa):10.035 loài (Thực vật hai lá mầm)
Lamiaceae (họ Hoa môi):7.173 loài(Thực vật hai lá mầm)
Euphorbiaceae (họ Đại kích hay họ Thầu dầu):5.735 loài (Thực vật hai lá mầm)
Cyperaceae 
4.350 loài(Thực vật một lá mầm)
Malvaceae 
(họ Cẩm quỳ):4.300 loài(Thực vật hai lá mầm)
Araceae (họ Chân bê, Ráy): 4.025 loài(Thực vật một lá mầm)
Giới tính thực vật Tính chất đặc trưng của thực vật hạt kín là hoa. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. . Bộ phận "đực" là các nhị hoa hay bộ nhị, nó tạo ra phấn hoa (các bào tử đực) trong các bao phấn. Bộ phận "cái" là lá noãn hay bộ nhụy, nó chứa các giao tử cái và là nơi để sự thụ phấn diễn ra. 
Tầm quan trọng kinh tế
Thực vật có hoa cung cấp một tỷ lệ lớn các nguồn thực phẩm cho con người, có thể là trực tiếp hay gián tiếp qua thức ăn cho gia súc, gia cầm. + Quan trọng nhất là Họ Hòa thảo (Poaceae), cung cấp phần lớn các loại lương thực như lúangôlúa mìlúa mạchyến mạchlúa mạch đenmíalúa miến
+ Thứ hai là Họ Đậu (Fabaceae
+ Các họ quan trọng khác là: họ Cà (Solanaceae)với khoai tâycà chua và hạt tiêu,họ Bầu bí (Cucurbitaceae) với bầudưa hấudưa chuộthọ Cải (Brassicaceae),với mù tạccải bắp, vàhọ Hoa tán (Apiaceae).Nhiều loại quả có từhọ Cam (Rutaceae),họ Hoa hồng (Rosaceae)như táođàomận v.v.Các hệ thống phân loại chínhAPG (1998), APG II (2003) và APG III (2009),Cronquist (1981), DahlgrenThorne (1992). Trong Sưu tập tôi dựa cơ bản vào Hệ thống APG III (2009), có tham khảo thêm hệ thống Cronquist, Dahlgren và Thorne (1992)

1 nhận xét:

  1. Chào bác - Cháu rất muốn viết tiếp câu chuyện của bác ,

    Trả lờiXóa