Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

237 - LƯỢC VÀNG

237 - LƯỢC VÀNG



LƯỢC VÀNG
Cây thân thảo, cụm hoa trắng nhỏ
Tuyết trời Nga - nắng lửa xứ Thanh 
Bao năm chữa bệnh quên mình
Lược vàng em đã trở thành thiết thân.
BXP
Sưu tập
Cây lược vàng tên khoa học Callisia fragrans, thuộc chi Callisia lược vàng , họ thài lài Commelinaceae,BộCommelinales Thài làì
Cây lược vàngcòn gọi là Lan vòi, Lan rũ, Địa lan vòi có nguồn gốc từ Mexico. Lược vàng là cây thân thảo, màu xanh lục, mọng nước, có thể cao tới 1,5m; lá mọc so le, dài 20 - 30cm, rộng 5 - 7cm, đầu lá nhọn. Thân bồ non thường có màu nâu tím, hoa đường kính dưới 1cm, màu trắng, mùi thơm, tập trung ở các mấu của cuống cụm hoa phân nhánh có dạng chuỳ.
+
Cây lược vàngxuất hiện lần đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa vào cuối những năm 90, từ năm 2005, cây được giới thiệu phổ biến tại địa phương với nhiều công dụng chữa bệnh: tim mạch, tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, viêm đại tràng mạn tính, viêm gan, táo bón, chảy máu dạ dày, tiểu đường, mỡ máu, thấp khớp, chấn thương trầy xước, bầm tím, viêm họng, viêm mũi, viêm thận, đau răng, loét lợi, eczema, sỏi thận, tai biến mạch máu não, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư, đau lưng, bỏng, say rượu...
Bác sĩ Nguyễn Thế Dân Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hàng trăm trường hợp và báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng trong chữa bệnh” được tổ chức tại Thanh Hóa ngày 16-4-2008. Cây Lược vàng được đánh giá là cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau.


Cách trồng - Thu họach - Sử dụng cây lược vàng.
Cây lược vàng rất dễ sống, dễ trồng. Nếu trồng đúng cách cây mau phát triển, cần lưu ý:
-Cây lược vàng không trồng chung cây khác
- Nên dùng đất tơi xốp trộn phân chuồng + tro bếp + tro trấu
- Trồng để sử dụng cần số lượng nhiều nên trồng ngòai đất trống, kẹt lắm mới đưa vô chậu hay muốn làm kiểng.
- Cây trưởng thành sử dụng được khi nó có từ 8 đến 10 đốt (râu).
Cách trồng
Ngọn cây được cắt đem nhúng vào thau nước, sau 7 - 10 ngày rể mọc, đem đi trồng
Cách chế biến:
Theo kinh nghiêm của nhà sinh học học Liên - Xô , cây lược vàng gồm 3 chế phẩm: chủ yếu là ngâm rượu, nước hãm, cao và dầu. Ở Thanh Hóa sử dụng nhai lá tươi như nhai kẹo cao su. Cho nên để áp dụng trong dân gian, chỉ cần 3 chế phẩm dễ làm dễ sử dụng sau:
Nhai tươi:Rửa sạch lá , nhai như nhai kẹo cao su, nuốt nước. Ngày 3 lần trước bửa ăn. Hiệu quả cho các bệnh viêm họng, tốt cho các bệnh đường tiêu hóa và một số bệnh nội khác.Hãn nước sôi:Lấy lá tươi cắt nhỏ bỏ vào bình thủy hoặc bình trà, đổ 1 lít nước sôi ngâm nhúm lá trong 12 tiếng, mỗi lần uống 1 ly nhỏ. Tốt cho bệnh tiểu đường, viêm tụy, gan, dạ dày, đường ruột, thanh lọc cơ thể...
Ngâm rượu:
Lấy cở 40 đốt đâm nát, xắt mỏng, phơi một nắng, để vào hủ thủy tinh, đổ 1 lít rượu (rượu dưới 45 độ). Để nơi tối, 10 đến 15 ngày sau lắc, đều lọc, để nơi tối. Uống trước bữa ăn một chung nhỏ
công dụngBệnh lao, hen phế quản,viêm phổi, hồi phục các vết mổ, chữa u niêm mạc, u xơ tử cung, các bệnh về xương khớp.
Ngâm riêng , thêm lá cây lược vàng thật nhiều ngâm với rượu trên 45 độ dùng để thoa ngòai da, các vết thương tụ máu thóai hóa khớp, thóai hóa cột sông..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét