242- TUẾ ĐÁ VÔI
TUẾ ĐÁ VÔI
Tên em gọi Tuế đá vôi
Vĩnh, Tuyên, Hoà, Nghệ ... cái nôi em nằm.
Là loài Đặc hữu Việt Nam
Bậc R sách đỏ...biết làm sao đây?
BXP
Sưu tập
Tuế đá vôi tên khoa họcCycas balansaeWarb.1900, chi Cycas, họ Tuế Cycadaceae,bộ Tuế Cycađales,lớp Cycadopsida, ngành Tuế Cycadophyta.
Thân cột không phân nhánh, phần lộ ra trên mặt đất dài 0,5 - 0,8 m. Lá dài tới 1,5 m, xẻ đến tận cuống lá thành nhiều thùy xếp lông chim, đơn, nguyên, dài 24 - 28cm, rộng 1,4 - 1,7cm, mép phẳng. Nhị không có mũi, nhọn ở đầu. Tập hợp các lá noãn hình trứng, dài 3 - 3,5cm. Lá noãn phủ lông mịn màu nâu thẫm, mép trên chai thành nhiều thùy đơn và sâu, ở hai bên cán có 1 - 2 đôi noãn. Hạt gần hình cầu, đường kính khoảng 2cm.
Mùa ra nón tháng 5 - 7, mùa hạt rụng tháng 10 - 12. Tái sinh bằng hạt đôi khi bằng chồi. Cây sinh trưởng chậm.
Mọc rất rải rác dưới tán rừng rậm hay hơi thưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi đá vôi, ở độ cao khoảng 100 - 500 m.
Loài đặc hữu của Việt Nam, mới chỉ gặp ở điểm lấy mẫu chuẩn thuộc tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh phúc, Hoà Bình (Lạc Thủy: Chi Nê), Nghệ An (Nghĩa Đàn: Nghĩa Hưng).
Nguồn gen qúy, hiếm. Có thể trồng làm cây cảnh vì cây đẹp.
Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R. Cây tái sinh chậm lại bị đe dọa tuyệt chủng do khai thác để đào bán làm cây cảnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét