ĐẠI HỒI
Quả em người gọi hoa hồi
Chế nước dùng phở của người Việt Nam
Thuốc trị dịch Cúm gia cầm
Ta-mi-lu đó - rất cần có em.
BXP
Sưu tập
Cây đại hồitên khoa học Illicium verum, Chi HồiIllicium, Họ Hồi Illiciaceae, bộ Austrobaileyales Mộc lan dây
Cây nhỡ, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng; 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 đại (có khi hơn), xếp thành hình sao đường kính 2,5-3cm, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, mỗi đài dài 10-15mm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẫn bóng. Hoa tháng 3-5, quả tháng 6-9.
Vào tháng 7-9 và 11-12, người ta thu hái quả chín, đem tách quả ra từng mảnh bỏ hạt, rửa sạch, phơi trong mát cho khô. Khi dùng tẩm rượu sao (cách giấy) hoặc tẩm nước muối sao qua (cách giấy). Người ta thu hái quả Hồi đem về phơi nắng nhẹ cho khô hẳn, rồi cất lấy tinh dầu. Cũng có thể cất từ quả tươi.
Hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm. Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng. Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc hãm, thuốc sắc, hoặc 1-4g quả dạng thuốc bột. Lá Hồi dùng trị rắn cắn (nhai nuốt nước, lấy bã đắp). Tinh dầu Hồi cũng có tác dụng kích thích, làm dễ tiêu, chống co giật, được dùng chữa đau bụng; là thành phần của thuốc ngậm chữa ho và là thuốc xoa bóp chữa thấp khớp, thuốc chữa đau tai, sát khuẩn, trị bệnh nấm da và ghẻ. Còn dùng làm thuốc diệt rận, rệp và là thành phần của thuốc bơm trừ sâu bọ cho gia súc. Đại hồi là một thành phần của ngũ vị hương truyền thống trong cách nấu ăn của người Trung Quốc. Nó cũng là một thành phần được sử dụng trong nấu nước dùng cho món phở của người Việt Nam.
Hiện nay, đại hồi thường được dùng làm thuốc trợ giúp tiêu hóa, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau nhức tê thấp. Mỗi ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp.
Quả hồi đang trở thành cứu tinh của các nước có dịch cúm gia cầm vì nó là thành phần chính để bào chế thuốc kháng virus cúm Tamiflu. Tamiflu hiện đang được coi là dược phẩm có triển vọng nhất để làm giảm tác hại của bệnh cúm gia cầm (H5N1).Tại Việt Nam, hồi được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh
Hồi Nhật Bản(Illicium anisatum) vàhồi núi(Illicium griffithii) là các loại cây tương tự, nhưng không ăn được do chúng có độc tính cao; thay vì thế, chúng được sử dụng để đốt như là hương.
Đơn thuốc:
2. Hôi miệng, thở hôi: Dùng hoa Hồi nhai nuốt, mỗi ngày vài cánh.
3. Đau lưng: Hồi (bỏ hạt) tẩm nước muối sao, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-10g với rượu. Ngoài dùng lá Ngải cứu chườm nóng vào lưng.
4. Chữa cổ trướng và thũng trướng mạn tính: Dùng Hồi hương 2g và hạt Bìm bìm 8g, tán bột, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày liền.
5. Đại tiểu tiện không lợi: Hồi và Bìm bìm như trên tán bột mỗi lần uống 4g với nước gừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét