Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

264- XẠ ĐEN

264- XẠ ĐEN


Xạ đen 
XẠ ĐEN
Hoa em nhỏ bé dịu hiền
Tên em mộc mạc: Xạ Đen - Hoà Bình
Vì người em đã quên mình
Chữa ung thư - Sức hồi sinh dâng đời.
BXP
Sưu tập
Xạ đen tên khoa họcCelastrus hindsi Benth. et Hookchi Celastrus Dây gối,họ Dây gối Celastraceae, Bộ Dây gối Celastrales, Nhóm: Cây làm thuốc
Cây xạ đen còn được gọi là cây dây gối, quả nâu, dân tộc Mường gọi là cây ung thư,. Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn , lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5 - 10mm, cuống hoa 2 - 4mm, hoa mẫu 5, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô, quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nở thành 3 mảnh; hạt có áo hạt màu hồng. Hoa tháng 3 - 5, quả tháng 8 - 12.
Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, ấn Độ, Xri Lanca, Thái Lan và Inđônêxia, thường gặp trong rừng ở độ cao 1.000 - 1.500m. Tại nước ta, cây mọc ở rừng từ Quảng Ninh, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua Thừa Thiên - Huế tới Gia Lai.

Cây xạ đen (tiếng Mường gọi Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, mế đã tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình. Năm 1987, GS.TSKH Lê Thế Trung đã phát hiện và làm chủ đề tài nghiên cứu, các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Cuối năm 1999, đề tài cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Hiện tại, bà Đinh Thị Phiển – con gái Mế Hậu, ở phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình) đang chữa trị cho nhiều bệnh nhân ung thư đạt kết quả cao.
Bao công sức tìm tòi tên chính xác của ảnh Lan ngoài google ứng với mô tả, cuối cùng ảnh vẫn không hiện, nản quá đành từ biệt Phong lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét