Sửa bổ xung HỌ THÔNG
1- Chi Pinus - thông: có 8 loài bản địa và 5 loài mới nhập nội
2- Chi Keteleeria- du sam (thông dầu: có hai loài:Du Sam núi đất, Du Sam ( Thông dầu)
3- Chi Tsuga - thiết sam có 1 loài: Thiết Sam
4- Pseudotsuga - hoàng sam có 1 loài: Thiết Sam giả lá ngắn
226- THÔNG BA LÁ
Thông ba lá
THÔNG BA LÁ
Thông ba lá em dòng tộc Việt
Lá kim màu xanh ngọc dễ phân
Nhựa ít, chất tốt, ưa dùng
Gỗ làm bột giấy, cây trồng cảnh quan.
BXP
Sưu tập
Thông ba látên khoa họcPinus kesiya, Chi Pinus - thông, Họ ThôngPinaceae,bộ Thông Pinales.
Thông ba lálà cây gỗ lớn, tán cây hình trứng rộng, vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, nhựa ít nhưng có mùi hắc. Lá cây hình kim, thường đính 3 lá kim trên một đầu cành ngắn. Lá kim thường có màu xanh ngọc. Nón đơn tính cùng gốc, nón đực dạng bông ở gần chồi ngọn. Nón cái hình trứng đơn lẻ hoặc 3-4 nón mọc vòng trên gần đỉnh chồi ngọn, thường chín trong 2 năm, khi chín hóa gỗ. Lá bắc không phát triển.Lá noãn phát triển thành vảy, mỗi vảy có 2 hạt, hạt có cánh. Thông 3 lá 5 tuổi bắt đầu ra nón, nón cái nở rộ tháng 2-3, chín tháng 12-1 năm sau. Chu kỳ sai quả 2 năm .
Mọc tự nhiên ở độ cao 900-2000 m so với mặt biển, nơi có khí hậu ôn hoà. Là loài cây *ưa sáng, thư*ờng sống trên nhiều loại đất. Ở Việt Nam Thông ba lá có ở các tỉnh Lâm đồng, Đắc lắc, Gia lai, Công tum, Hà giang, Lao cai, Lai châu,Yên bái, Sơn La. Th*ường mọc tự nhiên thuần loại hay mọc hỗn giao với Thông nhựa hoặc một số loài cây lá rộng.
Gỗ dác dày màu nâu vàng, lõi sẫm hơn. Gỗ có thể dùng để xây dựng, làm cột điện, bột giấy, đóng đồ hoặc đốt than hầm. Nhựa có chất l*ượng tốt từ 3-5 Kg /cây/năm . Cây thường trồng cải tạo phong cảnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét