NGÀNH DÂY GẮMGnetophyta
Ngành Dây gắmchỉ có một lớp duy nhất là lớp Dây gắm Gnetopsida, với 3 bộ, mỗi bộ chỉ có một họ và một chi duy nhất:
+ Bộ Gnetales:Họ Gnetaceae; chi Gnetum với 30-35 loài
+ Bộ Welwitschiales: Họ Welwitschiaceae; chi Welwitschia với 1 loài duy nhất làWelwitschia mirabilis
+ Bộ Ephedrales:Họ Ephedraceae; Chi Ephedra (ma hoàng) với trên 30 loài.
Tôi sưu tập hai loài đại diện cho hai bộ:
- Rau béptên khoa học Gnetum gnemon L, chi Gnetum Dây gắm, họ Dây gắmGnetaceae, bộ Gnetales: Dây gắm
- Thảo ma hoàng tên khoa học Ephedra sinica Stapf., Chi Ephedra ma hoàng, Họ Ephedraceae ma hoàng,Bộ Ephedrales ma hoàng
245- RAU BÉP
[img]http://upload.wikimedia.org/wikipedi...rdBln1105C.JPG[/img]
Gnetum gnemon (melinjo, belinjo, bago)
RAU BÉP
Em thân gỗ dù tên Rau bép
Tuy thuộc dòng Dây gắm, không leo.
Lá non và hạt người yêu
Sợi dai dệt lưới cho nhiều bội thu.
BXP
Sưu tập
Rau bép tên khoa học Gnetum gnemon, chiDây gắm Gnetum, họ Dây gắmGnetaceae,bộ GnetalesDây gắm, lớp GnetopsidaDây gắm, ngành GnetophytaDây gắm
Rau béplà cây thân gỗ kích thước từ nhỏ đến trung bình (không giống như phần lớn các loài khác cùng chi Gnetum đều là dây leo), cao từ 5-20 m và có nhiều nhánh. Lá là loại thường xanh, mọc đối, dài 8-20 cm và rộng 3-10 cm, lúc mới mọc có màu đồng, khi trưởng thành có màu lục sẫm và bóng mặt, có mũi nhọn ở chóp, thon dẹp dần ở gốc, gân lá 5-7 cặp dính nhau. Cụm "hoa" (không phải hoa thực thụ) mọc ở nách lá, có khi trên thân gỗ già, dài 3-6 cm, với hoa thành vòng ở mấu. Giống như các thực vật hạt trần khác, "hoa" đơn tính khác gốc với 5-8 chiếc trên mỗi mấu của cụm "hoa". Sau khi thụ phấn (thực chất là sự kết hợp của tiểu bào tử phấn hoa và đại bào tử noãn) thì phôi tạo thành cùng với các tế bào khác sẽ phát triển thành hạt (quả giả). "Quả" (không phải quả thực thụ) giống như quả hạch, hình bầu dục, dài 2-5cm, có mũi ngắn, lấm tấm lông như nhung, lúc non màu vàng, rồi chuyển dần sang màu đỏ tới tía khi chín, chỉ có một hạt trong mỗi "quả". Hạt là trạng thái ngủ của thể giao tử.
Lá non, cụm hoa, quả non, và quả chín đều dùng ăn được. Hạt được nghiền thành bột và rán kỹ thành một loại bánh giòn. Lá Rau bép khi còn non, mỏng và mềm, màu lục nhạt, dùng nấu canh ăn rất ngon, dễ ăn, có thể so sánh với Rau sắng chùa Hương (Melientha suavis Pierre). Hạt rang lên ăn bùi như lạc. Các thứ cùng loại đều ăn được không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước khác. Hạt, lá non, có tác dụng bổ dưỡng tốt.
Ăn Rau bép không ảnh hưởng gì xấu đến cơ thể, có thể dùng nấu với thịt ăn cũng ngon. Vỏ cây Rau bép cũng như vỏ Dây gắm có sợi rất dai, chịu được nước biển nên người ta còn dùng dệt lưới đánh cá. Gỗ xấu, ít có giá trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét