SƠN LẮC
Vỏ thân màu nâu, cây gỗ nhỏ
Lá chét không lông, bầu dục thon
Cánh hoa 5, chỉ nhị dài bằng cánh
Trị hen, cảm, dạ dày, đòn ngã tổn thương...
BXP
Sưu tập
Sơn, Sơn lắc - Rhus
succedanea, chi Rhus, Họ
Anacardiaceae - họ Đào lộn hột hay họ Điều, Bộ Bồ hòn - Sapindales
Mô tả: Cây nhỡ, vỏ
thân màu nâu. Lá mang 7-15 lá chét không lông, hình bầu dục thon, gốc không
cân, mặt dưới tái. Chuỳ hoa ngắn hơn lá; cánh hoa 5, nhị 5, có chỉ nhị dài bằng
cánh. Quả hạch cứng, dẹp dẹp, màu vàng nhạt.
Hoa tháng 7, quả tháng 11.
Nơi mọc: Ở nước ta, cây mọc hoang từ Hoà Bình,
Quảng Ninh đến tận Lâm Đồng và được trồng nhiều ở Phú Thọ và trên các đồi Hà
Giang, Tuyên Quang, Bắc Thái, Hoà Bình để trích lấy sơn.
Công dụng: Vị đắng, chát, tính bình. Sơn khô có vị cay, hơi mặn,
tính ấm; dùng trị hen khan (háo suyễn), cảm, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương, và
dùng ngoài trị gãy xương, các vết thương chảy máu.Ta thường lấy Sơn khô (Can tất)
làm thuốc chữa phụ nữ kinh bế đau bụng, có báng máu đau nhức và trị đau bụng
giun.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét