Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

357- MÍA

357- MÍA


nước mía

Mía Lau (Saccharum officinarum L. 

MÍA
Ngọn cây hoa trổ bông cờ 
Mía em thân đặc, lá xoà múa gươm
Khi đem ép mật chế đường
Có nhiều công dụng, người thường quý yêu.
BXP
Sưu tập
Míatên khoa họcSaccharum officinarum Lchi SaccharumHọ Poaceae Cỏ, Lúa, bộ Poales Hòa thảo
Cây thảo cao, sống dai nhờ thân rễ. Thân đặc cao từ 2 đến 5 m. Lá phủ một lớp sáp. Lá to, bẹ có nhiều lông dễ rụng, đốt dài 5-10cm, rộng 3-6cm, phiến rộng đến 6cm, màu lục, màu vàng hay đỏ tím, có một gân giữa trắng. Cụm hoa là chuỳ (cờ) rộng và to ở ngọn cây, mang hoa dầy đặc, bông nhỏ có một hoa sinh sản. 
Ở nước ta, mía cũng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh miền Bắc như Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phú. Mía ưa đất phù sa, sau 11-18 tháng đã có thu hoạch cây để ép mật chế đường và làm thuốc. Rễ có thể thu hái quanh năm. 
Mía có vị ngọt, ngon, tính mát; có tác dụng giải khát, khỏi phiền nhiệt bốc nóng, mát phổi lợi đàm, điều hoà tỳ vị, khỏi nôn oẹ, mửa khan, xốn xáo trong bụng. Ở Ấn Ðộ, người ta cho là mía có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, giải nhiệt, kích dục. Rễ mía có tác dụng làm nhầy, giải nhiệt và lợi tiểu. Ðường cát có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tâm phế, bổ tỳ, điều hoà can khí, giải nhiệt độc, say rượu, say sắn. 
Mía được dùng ép lấy nước uống chữa sốt, khát nước, tiểu tiện đỏ, còn dùng chữa nôn oẹ. Ðường cát còn dùng chữa bệnh lỵ, ăn uống không vào, chữa ho lâu khỏi và chữa trẻ em ho. 
Đơn thuốc: 
1. Chữa nôn oẹ: ép mía lấy nước, pha thêm ít nước Gừng cho uống. 
2. Chữa đi lỵ, ăn uống không vào: Ðường cát 3 thìa, Ô mai 3 quả, sắc uống. 
3. Chữa ho trẻ em: Ðường phèn (đường cát kết tinh) với Hoa hồng bạch chưng cách thuỷ cho uống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét