Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

363- HOÀNG DƯƠNG CHÂU ÂU


5-nhánh eudicots 5 bộ
1- Bộ Buxales Bộ Hoàng dương
2- Bộ Proteales Bộ Quắn hoa 3- Bộ Ranunculales Bộ Mao lương 4- Bộ Trochodendrales Bộ Côn lan 5- Bộ Thanh phong 
1- Bộ Buxales Bộ Hoàng dương
+ Didymelaceae Họ Song giápchỉ chứa 1 chi là Didymeles, với 3 loài đã biết là các cây gỗ thường xanh, chỉ có ở Madagascar và quần đảo Comoro.
+ Haptanthaceaechỉ chứa chi duy nhất Haptanthus và loài duy nhất Haptanthus hazlettii, một loại cây bụi chỉ có ở Honduras
+ Buxaceae Họ Hoàng dươngchứa 4 chi và khoảng 70 loài
363- HOÀNG DƯƠNG CHÂU ÂU  Hoàng dương châu Âu (Buxus sempervirens)  Lá Hoàng dương châu Âu
 Hoàng dương châu Âu tạo hình  Khu vườn Lâu đài Markizyak tại Pháp tuyệt đẹp tạo hình bởi hàng ngàn cây Hoàng dương.
HOÀNG DƯƠNG CHÂU ÂU
Vốn loài lá nhỏ thường xanh Hoàng dương em được tạo hình đẹp thay Di truyền phân biệt chi loài Á-Âu, Phi, Mỹ ... trải dài năm châu.
BXP
Sưu tập
Hoàng dương châu Âutên khoa học Buxus sempervirens, Chi Buxus, Họ BuxaceaeHoàng dương, Bộ Buxales Hoàng dương
Chi Buxus : Tên gọi chung của các loài trong chi này là Hoàng dương.
Chúng là các cây bụi hay cây gỗ nhỏ thường xanh lớn chậm, cao khoảng 2-12 m. Các lá mọc đối, hình từ tròn tới mũi mác, bóng mặt; ở phần lớn các loài lá khá nhỏ, thường dài 1,5-5 cm và rộng 0,3-2,5 cm, nhưng ở B. macrocarpa (đặc hữu Madagascar) thì lá dài tới 11 cm và rộng 5 cm. Hoa nhỏ màu vàng lục, đơn tính cùng gốc. Quả là loại quả nang nhỏ dài 0,5-1,5 cm, chứa vài hạt nhỏ.
Về mặt di truyền chi này chia thành ba phân chi khác nhau, có mặt tại các khu vực khác nhau: Phân chi Á-Âu, Phân chi châu Phi và Madagascan, Phân chi châu Mỹ 
Hoàng dương nói chung được sử dụng làm hàng rào hay cây cảnh tạo hình, gỗ rất nặng của nó có giá trị trong chạm khắc gỗ và làm chữ in bằng gỗ trong in ấn. Hoa rất nhỏ của chúng có nghĩa là hoàng dương được trồng chủ yếu vì tán lá của chúng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét