Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

369-HOÀNG LIÊN GAI


3-bộ Ranunculales Bộ Mao lương
Bộ này chứa 7 họ với khoảng 200 chi và 4.400-4.500 loài. Các họCircaeasteraceae: Họ Tinh diệp thảo, Họ Lardizabalaceae: họ Mộc thông hay Luân tôn, H Eupteleaceae: Lĩnh xuânkhông có ở Việt Nam, không sưu tập.
+ Họ Berberidaceae: Họ Hoàng mộc hay Hoàng liên gai 
Sưu tập: Bài 369 - cây Hoàng liên gai,Bài 370 - Dâm dương hoắc, Bài 371 - Hoàng liên ô rô
+ Họ Menispermaceae: Biển bức cát, tiết dê: Bài 372 - cây Hoằng đằng
+ Họ Anh túc hay họ A phiện (danh pháp khoa học: Papaveraceae) Bài 158Anh túcBài 373 - Anh túc lá dương xỉ
+ Họ Mao lương (danh pháp khoa học: Ranunculaceae) Bài 80 - Hoa Phi yến, Bài 374- Mao lương, Bài 375- Thổ hoàng linh
369-HOÀNG LIÊN GAI




HOÀNG LIÊN GAI
Có gai, cành lại chẻ ba
Cho nên thêm chữ, khác nhà Hoàng liên
Hoa vàng nhỏ, hiếm nguồn gen
Chữa về đường ruột, tính em đắng, hàn.
BXP
Sưu tập
Hoàng liên gaitên khoa họcBerberis juliane,chi Berberis,Họ Berberidaceae Hoàng mộc, Bộ Ranunculales Mao lương
Cây bụi nhỏ cao 2-3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1-2cm, mọc dưới các cụm lá. Lá đơn, thuôn nhọn, mép có răng thưa, dày cứng, không lông; gân phụ 6-7 cặp; cuống 4-6mm; Hoa nhỏ màu vàng tập hợp thành chùm hay chuỳ ngắn; cuống hoa dài 5-7 (-12)mm; lá đài 9-15 xếp 2 vòng; 6 cánh hoa xếp 2 vòng; nhị 6, có chỉ nhị xúc ứng động, bao phần mở bằng hai nắp; bầu 1 ô; noãn 1. Quả mọng, màu đỏ sau đen đen, chứa 3-4 hạt. 
Hoa tháng 5-7; quả tháng 10 đến tháng 2 năm sau. 
Chỉ mới thấy ở vùng thị trấn Sa Pa (núi Hàm Rồng) và trên núi Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai
Thu hái rễ vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Thân cây thu hái quanh năm, cắt ngắn, phơi khô dùng. 
Hoàng liên gai cũng có vị đắng, tính hàn và có tác dụng tương tự Hoàng liên. 
Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Rễ ngâm rượu hoặc sắc đặc ngậm chữa đau răng hoặc dùng ngâm rượu uống chữa những triêu chứng của bệnh tăng huyết áp như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau ngang lưng. Còn dùng làm nguyên liệu chiết xuất berberin.
Nguồn gen qúy hiếm. Rễ và thân có chứa berberin, hàm lượng 3 %, dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột. Kinh nghiệm dân gian dùng nước sắc của rễ hoặc thân chữa rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, kiệt lỵ,…
Đang nguy cấp. Do số lượng cá thể và trữ lượng ít, lại bị khai thác và chặt phá để mở rộng vùng canh tác. Mức độ đe doạ: Bậc E.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét