Bổ xung: Bộ 55- Asterales - Bộ Cúc (nhánh 12)
THIÊN SƠN TUYẾT LIÊN HOA
Em, miền Hy-Ma-Lay-A tuyết phủ
Đất Tân Cương rực rỡ khoe màu
Cánh trắng vàng nhụy đỏ tím bền lâu
Chữa phong thấp, phụ khoa tuyệt diệu.
BXP
Sưu tập
Thiên Sơn Tuyết Liên hoa - Sausurea involucrata, Chi Sausurea, họ cúc
Asteraceae, 55- Bộ
Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)
Mô tả: “Thiên sơn tuyết liên” được phát hiện
ra vào đời nhà Thanh của Trung Quốc. Học giả Triệu Học Mẫn đã ghi lại cảm xúc của
mình về loại hoa này như sau: “Giữa vùng núi quanh năm bao phủ tuyết trắng lại
có một loại hoa kỳ lạ. Loại hoa cánh trắng vàng, nhụy đỏ tím mọc trên tuyết trắng
này thuộc họ nhà cúc nhưng bông lại to như bông hoa sen. Giữa tuyết lại có hoa
và đây là đệ nhất mỹ nhân trên đỉnh núi Thiên Sơn”.
Hạt của loại hoa Tuyết liên chỉ nảy mầm trong nhiệt độ dưới
0 độ C và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ là dưới – 20 độ C. Nhưng
trong 2 tháng đầu từ khi nảy mầm, loại hoa này có thể chịu được nhiệt độ 20 độ
C. Mặc dù phải mất 5 năm mới nở hoa, nhưng một bông hoa “Thiên sơn tuyết liên”
lại có tuổi thọ đến 8 tháng. Đây là một điểm đặc biệt của Thiên sơn tuyết liên
này.
Tuyết liên có hình dáng yêu kiều. Người Tân Cương thường nói sở dĩ Tuyết liên có một hình dáng yêu kiều như vậy là do nó được kết tinh từ gió, mây và tuyết. Tuyết liên có rễ màu đen, lá xanh và thường treo mình trên các vách núi. Dân tộc Hán đã coi loại hoa này là một loại dược phẩm quý chuyên điều trị bệnh phong thấp. Người Duy Ngô Nhĩ thì sử dụng nó trong điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa.
Tuyết liên có hình dáng yêu kiều. Người Tân Cương thường nói sở dĩ Tuyết liên có một hình dáng yêu kiều như vậy là do nó được kết tinh từ gió, mây và tuyết. Tuyết liên có rễ màu đen, lá xanh và thường treo mình trên các vách núi. Dân tộc Hán đã coi loại hoa này là một loại dược phẩm quý chuyên điều trị bệnh phong thấp. Người Duy Ngô Nhĩ thì sử dụng nó trong điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa.
Nơi mọc: Tuyết liên, một đặc sản hiếm có của vùng Tân Cương, là
loài hoa sống trên độ cao 3000-3500m so với mực nước biển. Những ngọn núi tuyết
ở vùng núi Thiên Sơn thuộc tỉnh Tân Cương – Trung Quốc chính là nơi mà người ta
tìm thấy loài hoa này lần đầu tiên. Vì vậy, người ta đặt luôn tên cho loài hoa
này là “Thiên sơn tuyết liên”.
Công dụng: “Thiên sơn tuyết liên” đã sớm được sử dụng trong y học từ hàng trăm năm nay. Theo sách y học được ghi chép lại, tuyết liên có khả năng giải độc, chủ trị các bệnh liên quan tới phổi, bế kinh, thân thể đau nhức là các bệnh liên quan đến phong thấp. Người ta còn dùng loại hoa này để bồi bổ sinh lực cho đàn ông. Ngoài ta, tuyết liên còn có khả năng làm co tử cung, chính vì thế loại hoa này nghiêm cấm sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì nó sẽ dẫn tới xảy thai hoặc thai chết lưu khi sử dụng.
Công dụng: “Thiên sơn tuyết liên” đã sớm được sử dụng trong y học từ hàng trăm năm nay. Theo sách y học được ghi chép lại, tuyết liên có khả năng giải độc, chủ trị các bệnh liên quan tới phổi, bế kinh, thân thể đau nhức là các bệnh liên quan đến phong thấp. Người ta còn dùng loại hoa này để bồi bổ sinh lực cho đàn ông. Ngoài ta, tuyết liên còn có khả năng làm co tử cung, chính vì thế loại hoa này nghiêm cấm sử dụng cho phụ nữ đang mang thai vì nó sẽ dẫn tới xảy thai hoặc thai chết lưu khi sử dụng.
Trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học nhận thấy
Thiên sơn tuyết liên tính nhiệt cao, có tác dụng rất tốt đối với các trường hợp
nhức mỏi do phong thấp thận hư hay suy giảm khả năng tình dục; phụ nữ kinh
nghuyệt không đều, thống kinh. Thiên sơn tuyết liên giàu Protein và các loại
axitamin, có thể điều tiết được độ toan kiềm trong cơ thể người, có tác dụng
tăng cường khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi, chống lão hoá.
NIỀM VUI SƯU TẬP: Tôi truy cập "Cây cảnh Thăng Long" để tìm hiểu loài Hoa chuông, tình cờ đọc được bài về “Thiên sơn tuyết liên”, hoa đẹp và lạ, bài viết cũng chi tiết, nhưng không có tên khoa học. Với tôi, tìm hiểu một cây phải biết tên khoa học, vì tên khoa học mới chỉ chính xác loài hoa đó. Tôi post “Thiên sơn tuyết liên” lên google hình ảnh, hàng loạt ảnh hiện ra, truy cập rất nhiều trang cũng không tìm được tên khoa học, nhưng nhặt được một chi tiết nhỏ: tên Anh của nó là Snow Lotus. Tôi lại post "Snow Lotus", hàng loạt các trang ảnh nước ngoài hiện ra....Tôi không biết nửa chữ Tây, Tầu, Nga, Nhật ..., nhưng tôi biết đọc tên khoa học. Mò mẫm vào các trang tôi đã tìm được bốn cụm tên khoa học, lần lượt post lên..., cuối cùng đã xác định được chính xác Thiên sơn tuyết liên tên khoa học Sausurea involucrata, Chi Sausurea, họ cúc Asteraceae. Tôi dám khẳng định tên khoa học ấy là của “Thiên sơn tuyết liên”, vì khi tôi post lên thì hàng loạt ảnh hiện ra đúng hoàn toàn với ảnh mà các trang tiếng Việt nói về “Thiên sơn tuyết liên”. Mò mẫm, áo đẫm mồ hôi, nhưng không có trí tuệ thì mồ hôi trở thành nước lã. Tôi chỉ là một nông dân, nhưng ba năm sưu tập trên 2000 hoa đã cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm, hơn nữa, họ Cúc tôi vừa sưu tập, còn thuộc lòng tên khoa học của nó.... Giữa
lúc cơ thể tôi đang rất rệu rã, việc tìm ra tên khoa học của cây “Thiên sơn tuyết
liên” đã cho tôi một sức khỏe diệu kỳ.
NIỀM VUI SƯU TẬP: Tôi truy cập "Cây cảnh Thăng Long" để tìm hiểu loài Hoa chuông, tình cờ đọc được bài về “Thiên sơn tuyết liên”, hoa đẹp và lạ, bài viết cũng chi tiết, nhưng không có tên khoa học. Với tôi, tìm hiểu một cây phải biết tên khoa học, vì tên khoa học mới chỉ chính xác loài hoa đó. Tôi post “Thiên sơn tuyết liên” lên google hình ảnh, hàng loạt ảnh hiện ra, truy cập rất nhiều trang cũng không tìm được tên khoa học, nhưng nhặt được một chi tiết nhỏ: tên Anh của nó là Snow Lotus. Tôi lại post "Snow Lotus", hàng loạt các trang ảnh nước ngoài hiện ra....Tôi không biết nửa chữ Tây, Tầu, Nga, Nhật ..., nhưng tôi biết đọc tên khoa học. Mò mẫm vào các trang tôi đã tìm được bốn cụm tên khoa học, lần lượt post lên..., cuối cùng đã xác định được chính xác Thiên sơn tuyết liên tên khoa học Sausurea involucrata, Chi Sausurea, họ cúc Asteraceae. Tôi dám khẳng định tên khoa học ấy là của “Thiên sơn tuyết liên”, vì khi tôi post lên thì hàng loạt ảnh hiện ra đúng hoàn toàn với ảnh mà các trang tiếng Việt nói về “Thiên sơn tuyết liên”. Mò mẫm, áo đẫm mồ hôi, nhưng không có trí tuệ thì mồ hôi trở thành nước lã. Tôi chỉ là một nông dân, nhưng ba năm sưu tập trên 2000 hoa đã cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm, hơn nữa, họ Cúc tôi vừa sưu tập, còn thuộc lòng tên khoa học của nó....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét