(Sưu tập lại Bộ Loa kèn)
HÀNH TA
Lá thì như chị Hành hoa
Vẩy mỏng như giấy, hành to hơn nhiều
Cũng loài gia vị người yêu
Dưa hành-Thịt mỡ ... bao nhiêu nghĩa tình!
BXP
Sưu tập
Hành ta - Allium ascalonicum, chi Allium, Họ
Hành - Alliaceae, 13-bộ Liliales Loa kèn, bộ Hành (nhánh 3)
Mô tả: Cây thảo sống
dai, cao 15-50cm, hành to 2-3 cm, có cạnh, vẩy mỏng như giấy, thường có màu đỏ
hay màu trắng. Lá hình trụ nhọn, rỗng, tròn, màu xanh mốc. Cụm hoa dạng tán ở đầu
một cán cao 20-50cm, rộng; tán hoa hình cầu. Bao chung hình bẹ, trắng. Hoa có 6
phiến hoa rời, màu trắng, hường hay tim tím; cuống hoa 1-1,5cm.
Nơi mọc: Cây được trồng
làm rau ăn từ lâu đời; thường trồng ở rẫy và ở vùng đồng bằng. Cây chịu được lạnh
về mùa đông. Vào tháng 7-8, lúc lá khô, người ta đào lấy củ đem phơi khô, rồi để
trong bóng mát.
Công dụng: Vị
cay, tính bình, không độc. Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích
thích tiêu hoá, kháng khuẩn, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, điều kinh. Ở Ấn Độ, củ
xem như có tác dụng kích dục.
Thường dùng làm gia vị: Lá dùng ăn sống hoặc xào nấu với
các loại rau, thịt, củ dùng xào nấu. Nhân dân ta thường dùng củ Hành muối làm
dưa ăn, nhất là vào dịp Tết nguyên đán. Trong dưa Hành, có nhiều loại men và
acid lactic có tác dụng ngăn cản quá trình lên men thối ở ruột giúp cho cơ thể
tránh được đầy hơi, nhiễm độc. Trong y học dân gian, ta thường dùng hành chữa
thương hàn trúng phong, ác khí, nhức đầu lạnh nóng; mắt mờ tai điếc, thổ nục
huyết, đàn bà thai động vú sưng, trẻ em trúng ác và sưng thũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét