Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

2069- TỎI GẤU


(Sưu tập lại Bộ Loa kèn)

TỎI GẤU

Quê ôn đới, em tên Tỏi Gấu
Hoa trắng tươi, lá rộng làm rau
Vốn là cây thuốc từ lâu
Năm ngàn năm vẫn tươi mầu nước non.

BXP

Sưu tập

Tỏi gấu hay hành gấu - Allium ursinum, chi Allium, Họ Hành - Alliaceae, 13-bộ Liliales Loa kèn, bộ Hành (nhánh 3)

Mô tả: Tỏi gấu hay hành gấu mọc hoang dã và có họ hàng gần với hành tăm. Nó ra hoa trước khi ra lá mới và làm cho không khí sặc mùi tỏi khá mạnh rất đặc trưng của nó. Lá tỏi gấu được người ta thu hoạch để làm xà lách, luộc ... Nó cũng được sử dụng làm cỏ khô cho gia súc. Bò ăn cỏ có chứa tỏi gấu sẽ tiết ra sữa có mùi tỏi hơi nhẹ, và bơ làm từ loại sữa này đã từng rất phổ biến tại Thụy Sĩ vào thế kỷ 19.
Lá tỏi gấu, thường được thu hoạch vào mùa xuân, trước khi nó ra hoa. Củ của tỏi gấu nhỏ, không được sử dụng trong nấu ăn. Mùi vị của lá tỏi gấu là trung gian giữa mùi lá hành hay lá tỏi và nó giàu vitamin C.
Nơi mọc: Tỏi gấu mọc chủ yếu tại các khu rừng lá sớm rụng vùng đầm lầy ôn đới thuộc châu Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ.
Công dụng: Tỏi gấu được sử dụng như là một loại cây thuốc từ thời của người Đức, Celt và La Mã cổ đại.
Qua nghiên cứu người ta đặt ra giả thiết tỏi gấu được sử dụng từ khoảng 5.000 năm trước.

Tỏi gấu có các tính chất tẩy trừ giun sán và kháng trùng. Người ta cũng khuyến cáo sử dụng nó trong điều trị bệnh scobut và xơ vữa động mạch, và trong y học cổ truyền các khu vực này người ta đã dùng nó như vậy trong hàng nghìn năm qua, trong đó có cả các bệnh như nóng sốt, thuốc tẩy giun sán và kháng trùng, cũng như sử dụng ngoài da trong trường hợp phong thấp, hay các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét