(Sưu tập lại Bộ Loa kèn)
TỎI
Em họ Hành, tên quê gọi: Tỏi
Được người yêu là bởi vì em
Có kháng sinh allicin
Sát
trùng giải độc ... "thuốc Tiên" của người
BXP
Sưu tập
Tỏi - Allium sativum, chi Allium, Họ
Hành - Alliaceae, 13-bộ Liliales Loa kèn, bộ Hành (nhánh 3)
Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ,
phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng
dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc
có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung
trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành
(giò) của Tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn.
Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.
Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10.
Nơi mọc: Cây của miền Trung
châu Á, được gây trồng ở nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những
vùng trồng Tỏi có tiếng ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng... Tỏi là gia vị rất
quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu
xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Công dụng: Vị cay, tính
ấm. Dùng trị: Cảm mạo. Lỵ amíp, lỵ trực khuẩn. Viêm ruột ăn uống không tiêu. Mụn
nhọt đơn sưng.
Người ta đã tổng hợp được nhiều công đoạn của Tỏi:
+ Là chất kháng khuẩn và sát khuẩn.
+ Điều hoà hệ sinh vật của ruột.
+ Là thuốc trị giun đặc biệt là giun kim.
+ Là chất kích thích cơ thể và điều hoà các chức năng chủ
yếu như các rối loạn gan và các tuyến nội tiết...
+ Là thuốc chữa bênh đái đường, phòng ngừa trạng thái ung
thư, giúp chống những bệnh như đau màng óc, bệnh xơ cứng động mạch ...
Ngày này người ta đã biết rượu Tỏi có tác dụng đối với thấp
khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt), tim mạch (huyết áp thấp, huyết
áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu), phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế
quản), tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày), trĩ nội và
trị ngoại, đái tháo đường. Dùng rượu Tỏi không gây phản ứng phụ và lại có hiệu
quả chữa bệnh cao.
Giới thiệu một số bài thuốc thông thường
1. Cảm cúm: Ăn Tỏi và chế nước Tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần
dùng 1-2g Tỏi tươi.
2. Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 4-6g Tỏi
sắc uống hoặc giã 10g Tỏi, ngâm vào 100ml nước nguội; trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy
nước thụt vào hậu môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Ðồng thời ăn mỗi
ngày 6g Tỏi sống chia làm 3 lần. Ðiều trị 5-7 ngày thì có kết quả.
3. Ung nhọt, áp xe viêm tấy: Giã giập Tỏi, đắp
15-20 phút (không để lâu dễ bị bỏng da). Có thể trộn với ít dầu Vừng mà đắp.
4. Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: Giã Tỏi rịt
vào rốn (cách ly bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy Tỏi giã giập bọc
bông lại nhét vào hậu môn (Nam dược thần hiệu).
5. Trị giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn Tỏi
sống hoặc dùng nước Tỏi 5-10% 100ml, thụt vào hậu môn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét