(Sưu tập lại Bộ Loa kèn)
TỎI TÂY
Quê em miền biển Địa Trung
Làm dâu Đà Lạt-Lâm Đồng đã quen
Món xào chẳng thể thiếu em
Có em Bò, Lợn càng thêm tuyệt vời.
BXP
Sưu tập
Tỏi tây - Allium porrum, chi Allium, Họ
Hành - Alliaceae, 13-bộ Liliales Loa kèn, bộ Hành (nhánh 3)
Mô tả: Cây thảo hai năm, cao 40-140cm. Thân hành
hình trụ hay hình tròn, rộng 1-2cm. Lá mọc 2 hàng, phẳng hoặc hơi gấp lại thành
hình máng xối, có màu lục hơi mốc. Hoa hồng, xếp thành tán giả dạng cầu, có cuống
dài, màu xanh xanh hay tim tím.
Nơi mọc: Gốc ở vùng Ðịa Trung Hải, đã được thuần hoá rất tốt tại nước ta và chịu đựng
được qua mùa hè tại vùng trung du Bắc bộ. Hiện được trồng nhiều tại Ðà Lạt (Lâm
Ðồng).
Công dụng: Vị cay, tính
ấm. Tỏi tây thường được dùng làm rau xào ăn với thịt bò, thịt lợn, hoặc làm gia
vị cho các món canh thịt... Nó cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp khó
tiêu, thiếu máu, thấp khớp, thống phong, các bệnh đường niệu, sỏi niệu, nitơ -
huyết, suy thận, béo phì, vữa xơ động mạch. Dùng ngoài để chữa áp xe, mụn nhọt,
viêm bàng quang, bí tiểu tiện, trĩ, mắt cá và chai chân, vết đốt của sâu bọ, vết
thương và dùng rửa mặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét