Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

2040- NƯA CHÂN VỊT


BỔ XUNG: Bộ 12- Bộ Dioscoreales Bộ Củ nâu (nhánh 3)










NƯA CHÂN VỊT

Xẻ thủy phiến lá hình chân vịt
Cỏ lưu niên, có quả hình cầu
Hoa nhỏ, màu xanh - nâu tím đậm
Nguồn Gen độc đáo: Hùm không râu!

BXP

Sưu tập

Nưa chân vịt - Tacca palmata, chi Tacca, Họ Râu hùm Taccaceae, 12- Bộ Dioscoreales Bộ Củ nâu (nhánh 3)

Mô tả: Cỏ sống nhiều năm, có củ hình cầu hoặc hình bầu dục rộng (đường kính đạt tới 1,5 - 3cm), mang 1 - 3 (5) lá có cuống dài. Phiến lá xẻ thủy chân vịt thành 4 - 8 thùy. Cụm hoa 1 - 2 hoa tán, ở trên cuống dài bằng cuống lá (cỡ 30 - 40cm), chứa khoảng 10 hoa. Lá bắc tổng bao 4, dạng lá với gân chân vịt, xếp chéo chữ thập thành 2 vòng, 2 vòng ngaòi gần hình bầu dục, nhọn đầu, 2 chiếc vòng trong hình thoi và có cuống rõ.
Hoa nhỏ, màu xanh hoặc màu nâu tím, không có các lá bắc hình sợi (không có râu. Cuống hoa dài 1 - 2cm. Bao hoa hợp nhau ở gốc, đỉnh xẻ thành 6 thùy, trong đó có 3 thùy vòng ngoài hình mặt chim nhọn đầu, 3 thùy vòng trong dài hơn và xẻ đôi ở đỉnh. Nhị 6, đính đối diện với các thùy của bao hoa. Bầu 1 ô với 3 giá noãn bên, chứa nhiều noãn. Quả nạc, hình cầu, đường kính tới 10mm, chứa chừng 10 hạt.
Mùa hoa vào tháng 7 - 9. Tái sinh bằng hạt hoặc củ.
Nơi mọc: Mọc trong rừng thưa cây lá rộng, nơi ẩm, ở độ cao 10 - 200 m. Mới chỉ gặp ở một số điểm thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (đảo Phú Quốc, Thổ Chu).

Công dụng: Về mặt khoa học là nguồn gen độc đáo: một loài râu hùm không có râu khác hẳn các loài khác đã biết ở nước ta. Về mặt kinh tế, nhân dân một số nước vùng Đông Nam Á dùng củ cạo sạch vỏ giã nát đặp vào vết thương chữa răn cắn, ở Philippin còn dùng làm thuốc điều kinh cho phụ nữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét