NGƯU BÀNG
Lá trái xoan, mọc thành hình hoa thị
Hoa tím nhạt hay đỏ, họp thành đầu
Cây trồng vườn dân ở Nghĩa Lộ, Lai Châu
Chữa phù thũng, phế viêm, cảm cúm...
BXP
Sưu tập
Ngưu bàng
- Arctium lappa L, Chi Arctium, họ cúc Asteraceae, 55- Bộ Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)
Mô tả: Cây thảo lớn, sống 2 năm, có thân thẳng, có
khía và phân nhánh, cao 1-2m. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc
và mọc so le ở trên thân; phiến lá to rộng tới 50cm, gốc hình tim, đầu tù hay
nhọn, mép có răng hay lượn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới. Hoa đỏ hay tím
nhạt họp thành đầu to 3-4cm; các lá của bao chung kéo dài thành mũi nhọn, có
móc ở chóp. Quả bế, màu xám nâu điểm hồng, có nhiều móc quặp, phía trên có một
mào lông ngắn màu vàng vàng.
Hoa tháng 6-7, quả tháng 8-9 của năm thứ hai.
Nơi mọc: Cây của Âu châu, Tây Á, Sibêri, Himalaya, Nhật Bản, Angiêri. Ta nhập trồng
từ năm 1959 làm thuốc ở vùng núi cao Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, chỉ thấy cây
trồng trong vườn của đồng bào miền núi. Trồng bằng hạt. Sang năm thứ hai, khi
cây có quả, thu hái cụm quả chín, phơi khô rồi lấy quả (thường gọi là hạt) dùng
sống hoặc sao qua đến thơm và nổ lép bép là được. Giã nát dùng vào thuốc thang.
Rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, dùng tươi hay phơi
khô ở nhiệt độ 70o, sau khi đã chẻ dọc rễ.
Công dụng: Quả
có vị cay, đắng, tính hàn. Rễ có vị đắng, cay, tính hàn. Cây Ngưu bàng đã được sử dụng ở nước
ta từ lâu. Trong Bản
thảo Nam dược, cụ Nguyễn Hoành đã nói đến việc sử dụng lá Ngưu bàng non gọi là
rau Cẩm Bình nấu canh ăn rất tốt, hạt (quả) chữa phong lở, mày đay, bụng sình.
Trong y học
phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị
được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Đối với
mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu chẩn
cũng làm cho chóng mọc. Rễ thường được dùng trị mụn nhọt, cụm nhọt, áp xe, bệnh
nấm da, hắc lào, eczema, loét, mất trương lực, viêm hạch, vết thương có mủ. Bên
ngoài dùng lá tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mạn tính,
cúm kéo dài và các chứng đau khác.
***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét