Phân biệt hai loài
rau Ngổ:
Rau ngổ, Ngổ trâu, Ngổ đất, Ngổ dại - Enydra fluctuans Lour. (họ cúc
Asteraceae)
Rau om, Ngò om hay Ngổ hương - Limnophila aromatica (họ
Hoa mõm sói)
NGỔ TRÂU
Em Ngổ trâu hay là Ngổ đất
Khác với loài Rau ngổ - Ngò om
Hoa em nhiều cánh tỏa tròn
Ngò om năm cánh lại còn ...chìa môi.
BXP
Sưu tập
Rau ngổ,
Ngổ trâu, Ngổ đất, Ngổ hương - Enydra
fluctuans, Chi Enydra, họ
cúc Asteraceae, 55- Bộ
Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)
Mô tả: Cây thảo sống nổi hay ngập nước, dài hàng mét, phân cành
nhiều, có đốt. Thân hình trụ, có rãnh. Lá mọc đối, không cuống, gốc hơi rộng và
ôm lấy thân, mép có răng cưa. Cụm hoa dạng đầu, không cuống bao bởi hai lá bắc
hình trái xoan tù, màu lục. Hoa cái và hoa lưỡng tính đều sinh sản. Quả bế
không có mào lông.
Cây ra hoa từ tháng 11-12 đến tháng 4
năm sau.
Nơi mọc: Loài phân bố
ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Việt Nam tới Inđônêxia. Ở nước ta cây mọc hoang trong
các ao hồ, mương máng và cũng được trồng làm rau ăn sống hay nấu canh.
Công dụng: Vị đắng, tính mát, mùi thơm, không độc. Người ta trồng rau ngổ lấy cành lá non
thơm để nấu canh chua, cũng có thẻ ăn sống làm gia vị. Cây được dùng làm thuốc
chữa cảm sốt, cầm máu băng huyết, thổ huyết, hạt dùng trị bệnh về gan mật và thần
kinh. Lá nghiền đắp vào da trị phát ban, mụn rộp. Liều dùng 12-20g dạng thuốc sắc
dùng ngoài không kể liều lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét