Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

1.786- BÌM BÌM DẠI



BÌM BÌM DẠI

Nụ em như búp Sen hồng
Dẫu mang tiếng "dại" vẫn nồng tình anh
Chị em phụ nữ mới sinh
Thân em hơ lửa ... áp mình ...đỡ đau!

BXP

Sưu tập

Bìm bìm dại, Bìm nấp, Dây chìa vôi - Operculina turpethum, Chi Operculina, Họ Convolvulaceae (họ bìm bìm, khoai lang, rau muống, tơ hồng), 52- Bộ Solanales (nhánh 11)

Mô tả: Cây thảo mọc bò và leo, khoẻ, có cành hình trụ có góc nhiều hay ít, có 4 cánh thấp. Lá xoan hay thuôn, thường hình tam giác, hình tim hay cụt ở gốc, nhọn hoặc tù, dài 5-12cm, rộng 2,5-7,5cm; cuống dài 1-7cm. Hoa lớn, màu trắng hay vàng nhạt, ở nách lá, có cuống 1-7cm. Quả nang đường kính 15-16mm, có 4 góc, mở ở đỉnh theo một lằn ngang thành một nắp tròn, bao bởi đài hoa cao 3cm. Hạt 3-4, hình lăng kính đen đen, đường kính 6-7mm.
Nơi mọc: Thông thường ở vườn, các loại cỏ, lùm bụi vàng đồng bằng, trung du khắp nước ta, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Ở bán đảo Ấn Độ và Malaixia, người ta cũng trồng.

Công dụng: Vị ngọt hơi cay, tính bình. Rễ thường dùng trị đau khớp, thống phong và tê thấp. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây chữa thuỳ thũng, đại tiện bí kết, sau khi gẫy xương để tăng sức. Ở Ấn Độ thường dùng rễ trị bò cạp và rắn cắn. Ở Philippin rễ tán thành bột dưới dạng cồn thuốc dùng làm thuốc tẩy mạnh; turpethin thay thế cho Khiên ngưu rất tốt. Thân cây dùng trị đau bụng, cần cho phụ nữ mới sinh. Người ta dùng thân cây hơ vào lửa, áp vào bụng phụ nữ mới sinh nở để điều trị các cơn đau bụng và giúp sự co rút các cơ trở lại bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét