CẦN TÂY
Quê em miền biển Địa Trung
Về lâu đất Việt, thuộc dòng rau ăn
Tán hoa trắng hay lục xanh
Bồi dưỡng cơ thể, thần kinh ... chuyên dùng.
BXP
Sưu tập
Cần tây, Rau cần tây - Apium graveolens, Chi Apium, Họ
Hoa tán (họ cà rốt) - Apiaceae, 53- Bộ Apiales Bộ Hoa tán (nhánh 12)
Mô tả: Cây thảo sống 1-2 năm có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có
rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn
không có cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Hoa màu trắng hay
xanh lục, xếp thành tán.
Nơi mọc: Gốc ở bờ biển
Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây, và
được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn.
Công dụng: Vị chát, mùi nồng, có tính chất lọc
máu, điều hoà huyết, làm bớt béo, khai vị, bổ thần kinh và bổ chung, cung cấp chất khoáng,
chống hoại huyết, lợi tiêu hoá, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống
lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn; còn có tác dụng
làm liền sẹo.
Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược
cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém, trạng thái thần
kinh dễ bị kích thích, mất khoáng chất. (Ho lao) tràng nhạc, sốt gián cách, thấp
khớp thống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận, bệnh về phổi, đau gan vàng da, chứng
béo phì, thừa máu. Dùng ngoài trị vết thương, mụn nhọt, ung thư, nứt, nẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét