CÚC TẦN
Lá mọc
so le, hình gần bầu dục
Gốc
thuôn dài, mép có khía răng
Cụm hoa
ngù, đầu hoa màu tim tím
Trị cảm
mạo, đau xương, phong thấp, bong gân...
BXP
Sưu tập
Cúc tần - Pluchea indica, Chi Pluchea, họ cúc
Asteraceae, 55- Bộ
Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)
Mô tả: Cây bụi cao 1-2m, cành mảnh. Lá mọc so
le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép khía răng. Cụm hoa hình
ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một;
lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế
hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm.
Ra hoa quả vào tháng 2-6.
Nơi mọc: Loài cây của vùng Ấn
Độ, Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng ở đồng bằng làm hàng rào cây xanh.
Trồng bằng cành vào mùa xuân, mùa thu. Để dùng làm thuốc, người ta thu hái các
bộ phận của cây quanh năm, tốt nhất vào mùa hè - thu. Rửa sạch, dùng tươi hay
phơi khô dùng dần.
Công dụng: Vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Lá non dùng ăn như
rau sống. Cành, lá, rễ dùng trị: Cảm mạo, nóng không ra mồ hôi, bí tiểu tiện.
Phong thấp tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng. Trẻ em ăn uống chậm tiêu.
Dùng ngoài trị chấn thương, gãy xương, bong gân và trị ghẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét