Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

2.009- NỮ LANG NHỆN




NỮ LANG NHỆN

Lá đơn, mọc đối, hình thuôn
Trục hoa đứng, dạng xim đơn, màu hồng
Từ Sapa, đến Nghệ An
Xưa là thuốc quý, nay còn quý yêu.

BXP

Sưu tập

Nữ lang nhện, Sì to, Liên hương thảo - Valeriana jatamansi, chi Valeriana, họ Nữ lang - Valerianaceae, bộ Tục đoạn (Dipsacales)

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-50cm, to 4-6mm, có lá không nhiều, mọc đối, nguyên, kéo dài, thuôn, các lá ở thân nhỏ, phiến hình tim, to 3-6x 2,5-4cm, mỏng, có lông, mép có răng không đều; cuống 6-7cm, có lông. Trục đứng cao 20-40cm, mang 1-3 nhánh; hoa màu hồng, thành xim đơn phân; lá bắc hẹp dài. Quả bế dẹp, cao 3mm, một bên có một sóng, một bên có 3 sóng, ở đỉnh có mào lông dài do đài biến thành.
Hoa tháng 10-2.
Nơi mọc: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc khá phổ biến ở những chỗ ẩm ướt dựa vực, suối ở Sapa và vùng phụ cận (Bắc Hà) của tỉnh Lào Cai, ở Hà Giang, Nghệ An. Một số gia đình người Mèo đã đưa cây về trồng làm thuốc với tên Sì to. Về mùa xuân và hạ, thu hái cả cây dùng tươi, về mùa đông đào thân rễ rửa sạch, phơi khô trong râm để dùng.
Công dụng: Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm. Thuở xưa được xem như là một hương liệu thuộc loại quý. Người ta cũng sử dụng làm thuốc như Hiệt thảo để trị: nhức đầu, đau dạ dày, đau các khớp xương, thuỷ thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt.

Dùng ngoài lấy thân rễ với lượng thích hợp đập nhỏ, đắp vào chỗ đau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét