RAU DIẾP DẠI
Lá thuôn nhọn mũi, có răng
Ðầu hoa hình tán, dạng chuông, thành ngù
Hoa tháng ba, quả tháng tư
Thuốc làm thông sữa của bà con Dao.
BXP
Sưu tập
Rau diếp dại, Rau bao, Diếp trời
- Sonchus arvensis , Chi Sonchus, họ
cúc Asteraceae, 55- Bộ
Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)
Mô tả: Cây thảo sống 2 năm. Thân đứng
cao 1m. Lá thuôn nhọn mũi, có răng, có tai ở phần gốc ôm lấy thân. Ðầu hoa dạng
chuông mọc thành ngù hình tán. Bao chung của đầu hoa gồm nhiều lá bắc hình dài
nhọn, có lông rắn, mỗi hoa có đài biến thành mào lông mềm, trắng, tràng có lưỡi
ngắn hơn ống 2-4 lần; nhị 5, bầu hình trụ. Quả bế dẹp, thuôn 2 đầu, có 5 cạnh.
Có hoa vào tháng 2,3 có quả tháng 3-4.
Nơi mọc: Cây mọc hoang phổ biến ở miền núi tới miền
đồng bằng các tỉnh phía Bắc của nước ta. Ta có thể thu hái toàn cây quanh năm,
rễ lấy về rửa rạch thái phiến, phơi khô, cành lá thường dùng tươi.
Công dụng: Vị đắng tính lạnh. Ðồng bào dân tộc
thường dùng rau diếp dại làm rau ăn, người Dao thường trồng với tên Rau bao, được
dùng nấu ăn giải nhiệt, lợi tiểu. Cả cây sắc cho phụ nữ đang cho con bú uống, để
thông sữa, còn dùng trị lỵ, ăn uống không tiêu, viêm họng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét