CÚC CHÂN VỊT
Có cánh thân, cành, không có răng
Lá thuôn, trứng ngược, gốc ôm thân
Cụm hoa đối lá, hồng hay đỏ
Ho gió, ho đờm, lá trị sưng...
BXP
Sưu tập
Cúc chân vịt, Bọ xít - Sphaeranthus africanus,
Chi Sphaeranthus,
họ cúc Asteraceae, 55-
Bộ Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)
Mô tả: Cây thảo mọc
đứng hay nằm, cao khoảng 0,5-1m. Thân và cành nhánh có cánh với các cánh không
có răng. Lá hình trứng ngược hay thuôn, thót nhọn ở gốc, ôm thân và men theo cuống,
tròn hoặc tù ở chóp, hơi khía răng. Cụm hoa mọc đối diện với lá, màu hồng hay đỏ,
có khi tập hợp thành đầu kép hình trứng hay gần như hình cầu; lá bắc gồm 5-7
cái, xếp hai dãy. Quả bế đều giống nhau, hình trụ, mang tràng hoa phình lên ở nửa
dưới.
Ra hoa từ cuối
mùa đông cho đến mùa hạ (tháng 12-5).
Nơi mọc: Loài cổ nhiệt đới, mọc
hoang ở các ruộng khô, ven bờ đường và đất trồng trọt. Thu hái cây khi chưa có
hoa, phơi khô, tán bột, hoặc dùng tươi.
Công dụng: Lá dùng giã lấy nước súc miệng chữa viêm họng. Thông thường,
nhân dân vẫn dùng chữa ho, ho gió và ho có đờm. Lá giã nát đắp những chỗ sưng
đau. Dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột cây. Người ta còn dùng lá non luộc
cho phụ nữ sinh đẻ ăn cho chóng lại sức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét