Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

1.981- BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM




















Hoa bồ công anh


Hạt bồ công anh



Hoa bồ công anh Việt Nam
Bồ công anh Việt Nam

BỒ CÔNG ANH VIỆT NAM

Bồ công anh, cùng tên, ba loại
Em là loài hoang dại Bắc Việt Nam
Thân mọc thẳng, không cành, hoa vàng-tím
Chữa vú sưng, mụn nhọt, kém tiêu...

BXP

Sưu tập

Bồ công anh Việt Nam - Pterocypsela indica, chi Pterocypsela, họ cúc Asteraceae, 55- Bộ Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)

Mô tả: Cây nhỏ, thường cao 0,6-1 m, đôi khi cao tới 3 m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng: lá phía dưới dài 30 cm, rộng 5-6 cm, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô; lá trên ngắn hơn, không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Nếu ta bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Hoa màu vàng, có loại màu tím, cả hai loại đều dùng làm thuốc được.
Bồ Công Anh là loài hoa đặc biệt nhiệt tình với hai lần nở. Lần nở thứ nhất: hoa có hình dáng gần giống hoa cúc vàng, nhưng hoa sớm tàn, trút bỏ những cánh hoa vàng, và nở lần thứ hai: sau khi hoa tàn rồi thì kết trái, với những cái hạt có cánh trắng đẹp thanh khiết mong manh, tròn như một quả cầu bông tuyết để lại chùm quả hình dạng quả cầu trắng, người ta vẫn gọi chùm quả này là hoa bồ công anh và đa số mọi người biết cũng như yêu thích bồ công anh dưới hình dạng này. Nhìn hoa Bồ Công Anh lúc này giống như một tiểu tinh cầu lung linh huyền ảo.
Nơi mọc: Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền bắc nước ta. Đây là loại cây rất dễ trồng bằng hạt, mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10, cũng có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng là có thể thu hoạch được. Thường thì nhân dân ta hái lá về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần, không cần chế biến gì đặc biệt.
Công dụng: Bồ công anh là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân, dùng để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu, bệnh đau dạ dày và ăn uống kém tiêu.
LƯU Ý: Tên Việt Bồ công anh thường chỉ ba loài:
+ Cây Pterocypsela indica: mọc hoang dại ở Miền Bắc nước ta, thuộc chi Pterocypsela, họ cúc Asteraceae, gọi là Bồ công anh Việt Nam (Đang sưu tập)
+ Cây Taraxacum officinale: có trong sách thuốc Trung Quốc, thuộc chi Taraxacum, họ cúc Asteraceae, gọi là Bồ công anh Trung Quốc (Sưu tập tiếp theo)
+ Cây Elephantopus scaber: được nhân dân một số vùng ở Miền Nam gọi là Bồ công anh, và dùng như Bồ công anh Trung Quốc, thuộc chi Elephantopus, họ cúc Asteraceae (Đã sưu tập Bài 1.902- Cúc chỉ thiên, Cỏ lưỡi mèo, Chân voi nhám)

(Theo Cây cỏ Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét