Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

1.982- BỒ CÔNG ANH TRUNG QUỐC








BỒ CÔNG ANH TRUNG QUỐC

Em, Bồ công anh Trung Quốc
Có tên trong sách thuốc Trung Hoa
Thân rất ngắn, lá gốc chụm thành hoa thị
Công dụng như cây ở Việt Nam.

BXP

Sưu tập

Bồ công anh Trung Quốc hay Bồ công anh lùn  - Taraxacum officinale, chi Taraxacum, họ cúc Asteraceae, 55- Bộ Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)

Mô tả: Cây cao 20-45 cm, thân rất ngắn, rễ mập, toàn cây có nhũ dịch trắng như sữa.  đơn, mọc chụm ở gốc thành hình hoa thị; phiến lá hình bầu dục thuôn dài, phiến lá xẻ thùy lông chim 4-5 đôi đều nhau, đỉnh nhọn, 1-2 cặp thùy gần cuống có khía răng nhọn, phiến lá men dần xuống cuống. Lá màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới; gân lá hình lông chim màu trắng xanh, 4-6 cặp gân phụ nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá dẹp, mặt trên phẳng mặt dưới lồi ít, gốc phình ra và mỏng; màu đỏ tía nhạt, mép cuống màu nhạt hơn. Lá có lông ngắn thưa, màu trắng, mặt trên nhiều hơn mặt dưới. Cụm hoa là đầu đồng giao, mọc từ nách lá, rỗng bên trong, phần đáy trục màu đỏ tía nhạt, còn lại màu xanh phớt đỏ, trên trục có ít lông trắng, mảnh, nhiều hơn ở đáy. Quả bế, hình bầu dục thuôn hẹp, màu nâu đen, đỉnh có 1 cọng mảnh màu nâu nhạt (mỏ) dài 1 cm, mang 1 chùm lông màu trắng.
Nơi mọc: Loài này phân bố tập trung ở một số nước quanh Địa Trung Hải. Ở Ấn Độ, ở Malaysia, Philippin…, thường chỉ thấy ở vùng núi cao, có khi lên đến 4500 m. Cây được trồng ở Đức, Pháp, Mỹ, Ấn Độ… để làm rau ăn và để làm thuốc.

Công dụng: Toàn cây Bồ công anh thấp chữa sưng vú, viêm tuyến vú, ít sữa, tiểu tiện khó, nhiễm khuẩn tiết niệu, mụn nhọt, sưng tấy, lở ngứa ngoài da. Ở Trung Quốc còn dùng chữa đau mắt, tiêu hoá kém, rắn cắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét