RAU LƯỠI BÒ
Lá dạng lưỡi bò nên gọi thế
Ở Việt Nam chỉ có ba loài
Còn Mồng tơi núi và Rau tai voi
Em đại diện cả Chi, cả Họ.
BXP
Sưu tập
Họ Rau lưỡi bò hay họ Rau
tai voi - Pentaphragmataceae
Rau lưỡi bò, Rau
tai nai, Ngũ cách - Pentaphragma gamopetalum,
họ Rau lưỡi bò - Pentaphragmataceae, 55- Bộ
Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)
Mô tả: Cây thân thảo đa niên mọc đứng cao 1-1,5 m, đường kính tới
1cm, thân có rảnh. Rể mọc khỏe, phình thành củ, ăn sâu trong đất nên chịu hạn tốt.
Lá có phiến hình mũi mác dài, hẹp, không cân đối, hơi nhọn ở hai đầu, dài
12-20 cm, rộng 6-19 cm, có gốc không đều nhau, phiến lá nhẳn, mép có răng mịn,
gân bên 5 đôi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 5-8 cm có lông. Hoa mọc ở ngọn, mọc
sát nhau nhất là ở đỉnh, cụm hoa ở
nách lá, dài 5cm, có 3-6 hoa, gần như không cuống, bao hoa có 6 mảnh, lá bắc hình trái xoan, rộng hơn hoa,
đài hoa hình chuông có 5 lá đài không đều, tràng hoa hình đấu, có 5 thuỳ tù, nhị
dính ở gốc tràng, bầu dưới có 2 ô, chứa nhiều hạt. Quả hình 3 cạnh, bầu dưới
có 2 ô, chứa nhiều hạt
Nơi mọc: Loài này chỉ gặp ở
các vùng rừng núi ở độ cao 700-1200m ở Khánh Hoà, Kontum, Gia Lai, Lâm Ðồng. Ở
Lâm Ðồng đồng bào dân tộc gọi nó là Clơnh srơ mi
Công dụng: Chỉ mới biết là trong dân gian, người
ta dùng quả cây để ăn và chế rượu. Lá được dùng nấu canh ăn ngon như rau Mồng
tơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét