Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

2.005- VÓT THƠM

















VÓT THƠM

Phiến lá dai, nhánh tròn, cây nhỏ
Hoa trắng tinh khôi, đài có 5 răng
Từ Kon Tum, Lâm Ðồng ... Thanh Hóa
Trị bệnh ngoài da, cảm mạo, thấp phong.

BXP

Sưu tập

Vót thơm, răng cưa thơm, Mạy chỉ chắm - Viburnum odoratissimum, Chi Viburnum Vót, Họ Kim ngân - Caprifoliaceae, 56- Bộ Dipsacales Bộ Tục đoạn (nhánh 12)

Mô tả: Cây nhỏ, nhánh tròn, không lông. Lá có phiến dai, không lông, dài 12-15cm, mép có răng và uốn xuống, mặt dưới có ít lông hình sao cạnh gân; cuống dài 1-2cm. Chùy hoa ở ngọn; hoa trắng thường nhóm 3; đài có 5 răng ngắn; tràng hình chuông, ống 1,5mm, thùy cao 2,5mm; bầu dưới, không lông. Quả hạch cao 6-7mm, nhân 1 hạt.
Nơi mọc: Loài của Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trên các đồi cây bụi ven rừng từ Thanh Hóa tới Kon Tum và Lâm Ðồng.
Công dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta ta dùng cây chữa cảm mạo, phong thấp, đòn ngã sưng đau, gãy xương, dao chém, rắn cắn. Cũng dùng trị cảm mạo, phong thấp cho vật nuôi như lợn, trâu.

Dân gian thường dùng lá nấu cao bôi chữa eczema và các bệnh ngoài da khác (Viện dược liệu).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét