HY THIÊM
Em, Hy thiêm, người chê: Cỏ đĩ!
Có khi kêu: Chó đẻ hoa vàng!
Chân tay tê bại, đau lưng
Xương cốt nhức nhối cuống cuồng ... cầu em.
BXP
Sưu tập
Hy thiêm, Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng - Siegesbeckia
orientalis L.,
Chi Siegesbeckia, họ
cúc Asteraceae, 55- Bộ
Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)
Mô tả: Cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30-40cm hay hơn, có nhiều
cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn; phiến hình
tam giác hình quả trám, dài 4-10cm, rộng 3-6cm, mép có răng cưa không đều và
đôi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ gốc. Hoa đầu có cuống
dài 1-2cm. Bao chung có hai loại lá bắc; 5 lá ngoài to, hình thìa dài 9-10mm, mọc
toả ra thành hình sao, có lông dính; các lá bắc khác ngắn hơn họp thành một bao
chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình ống, đều có
tràng hoa màu vàng. Quả bế hình trứng 4-5 cạnh, màu đen.
Mùa hoa quả tháng 4-7.
Nơi mọc: Loài cây của
châu Á và châu Đại dương. Ở nước ta, Hy thiêm mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc từ
Cao Bằng tới Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái cây vào tháng 4-6 và lúc
cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Cắt cây có nhiều lá, loại bỏ lá sâu, lấy phần
ngọn dài khoảng 30-50cm, đem phơi hay sấy khô đến độ ẩm dưới 12%. Dược liệu còn
nguyên lá khô không mọt, không vụn nát là tốt.
Công dụng: Vị cay, đắng, tính mát. Thường dùng
trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt
không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt. Dùng ngoài giã đắp không kể liều
lượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét