Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

1.911- BẦU ĐẤT

















BẦU ĐẤT

Cây thảo mọc bò, thân mọng nước
Lá thuôn, dòn, mép có khía răng
Cụm hoa đầu ngoài tía, trong vàng cam
Vị đắng thơm, nấu canh ăn bổ, mát.

BXP

Sưu tập

Bầu đất, Kim thất, Rau lúi, Rau bầu đất - Gynura procumbens, Chi Gynura, họ cúc Asteraceae, 55- Bộ Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)

Mô tả: Cây thảo mọc bò và hơi leo, cao đến 1m. Thân mọng nước, phân nhiều cành. Lá dày, dòn, thuôn, xanh lợt ở mặt dưới, hơi tía ở mặt trên và xanh ở các gân, dài 3-8cm, rộng 1,5-3,5cm, khía răng ở mép; cuống dài cỡ 1cm. Cụm hoa ở ngọn cây, gồm nhiều đầu màu tía, các hoa trong đầu hoa hình ống, màu vàng da cam. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.
Cây ra hoa kết quả vào mùa xuân-hè.
Nơi mọc: Hầu hết phân bố ở nhiều nước châu á như Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, bầu đất mọc hoang dại, nhưng cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Người ta thu hái cả cây vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Công dụng: Vị đắng thơm, tính mát. Người ta dùng cành lá, ngọn non chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua; cũng dùng làm rau trộn dầu giấm. Canh bầu đất được xem như là bổ, mát.

Thường dùng trị: Ðái són, đái buốt. Phụ nữ viêm bàng quang mạn tính, khí hư bạch đới, bệnh lậu, kinh nguyệt không đều. Trẻ em đái dầm và ra mồ hôi trộm. Sốt phát ban (sởi, tinh hồng nhiệt) và lỵ. Dùng ngoài trị đau mắt đỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét