Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 369




Bất ngờ ảnh sặc sỡ khó tin của loài vật (Tiếp)

11- Ếch hổ đặc biệt

Ếch hổ đặc biệt của Colombia
12- Con bọ cánh cứng màu vàng

Con bọ cánh cứng màu vàng bóng rất bắt mắt
13- Tắc kè hoa sặc sỡ

Tắc kè hoa sặc sỡ đến từ Madagascar
14- Loài bướm nhiều màu

Loài bướm nhiều màu trong rừng Borneo, Malaysia
15- Loài ếch độc màu xanh lam

Loài ếch độc màu xanh lam trong rừng rậm Surinam
16- Ong bắp cày sặc sỡ

Ong bắp cày sặc sỡ của Italia
17- Thằn lằn đổi màu

Thằn lằn đổi màu theo từng khúc
18- Bướm Monarch

Bướm Monarch
19- Bọ lồng đèn đẹp mắt

Bọ lồng đèn đẹp mắt ở Borneo, Malaysia
20- Thằn lằn đá

Thằn lằn đá ở Namibian
21- Châu chấu khổng lồ

Châu chấu khổng lồ ở Madagascar

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 368




Bất ngờ ảnh sặc sỡ khó tin của loài vật

(VTC News) - Thế giới động vật luôn khiến con người phải ngưỡng mộ về sự phong phú và độc đáo của chúng, trong đó màu sắc sặc sỡ là đặc điểm ấn tượng nhất.

1- Ếch độc màu loang đỏ đen


Ếch độc màu loang đỏ đen ở Cauca, Colombia
2- Loài két cổ đỏ

Loài két cổ đỏ
3- Mọt có bộ cánh sặc sỡ

Con mọt có bộ cánh sặc sỡ để dọa những kẻ săn mồi
4- Cá hề

Cá hề ở Malaysia
5- Loài linh trưởng

Loài linh trưởng có màu sắc độc đáo của châu Phi
6- Vẹt đầu diều hâu

Vẹt đầu diều hâu trong rừng rậm Amazon
7- Loài tắc kè độc đáo

Loài tắc kè độc đáo của Thái Lan
8- Chim hồng hoàng

Chim hồng hoàng của vùng Lower Saxony, Đức
9- Ếch hề

Ếch hề leo cây của Peru
10- Công

Những chú công đực lúc nào cũng rực rỡ trước mặt bạn gái

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 367




Những loài động vật kỳ lạ ở Việt Nam

Là xứ sở nhiệt đới cận xích đạo, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng một hệ động vật đa dạng và phong phú với hàng nghìn loài khác nhau, trong đó, có nhiều loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
Sự đa dạng sinh học này cũng được thể hiện qua không ít loài động vật kỳ dị mà nếu được chiêm ngưỡng lần đầu tiên, hẳn không ít người trong chúng ta sẽ cảm thấy kinh ngạc.

Khi gặp nguy hiểm, cá nóc nước ngọt (Chelolodon fluviatilis) phình to ra như một quả bóng trơn nhẫy khiến cho không kẻ thù nào nuốt nổi.

Cóc tía (Bombina maxima) là loài lưỡng cư nổi tiếng với câu ví von “gan lì cóc tía". Khi gặp nguy hiểm, chúng không bỏ chạy mà sẽ uốn cong lưng và các chân, hoặc lật ngửa người ra để lộ phần bụng có màu sặc sỡ nhằm cảnh báo kẻ thù rằng chúng rất độc.

Cái đầu kỳ dị cho thấy ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng.

Có hình dạng giống hệt một con giun, nhưng ếch giun (Ichthyophis bannanicus) lại là một loài lưỡng cư chính hiệu.

Cũng có hình dạng và kích thước gần giống như giun, nhưng đây là một loài rắn với tên gọi là rắn giun (Ramphotypholops braminus).

Với màng da rộng giữa 2 chân, tắc kè bay đốm (Dacro maculatus) có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Chúng cũng là thiên tài trong việc ngụy trang giống y hệt vỏ cây.

Với cái đầu rất to và cái đuôi dài quá khổ, rùa đầu to (Platysternum megacephalum) là một trong những loài rùa… xấu xí nhất trong họ nhà rùa.

Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) có những cái chân nhỏ hầu như là vô dụng. Cách di chuyển chủ yếu của chúng là trườn như loài rắn.

Cá thòi lòi (Periophthalmus schlosseri) có thể khiến nhiều người lầm tưởng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như loài ếch và có thể di chuyển trên cạn dễ dàng bằng 2 chi trước.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 366




Những loài có hệ thống sinh sản quái dị nhất

Chuột túi có 3 âm đạo, chim không có âm đạo hay dương vật, sên biển có 2 "của quý", nhím có dương vật tứ đầu… kỳ lạ nhất.


Chuột túi có cơ quan sinh sản kỳ lạ. Con cái có 3 âm đạo, 2 bên âm đạo dùng để giao phối, 1 bên dùng để sinh nở.

Ở các loài chim, hầu hết chúng đều không có âm đạo hay dương vật, chúng chỉ có một lỗ huyệt có chung chức năng sinh sản và thải chất thải.

Siphotperon sp.1 là một loài sên biển nhỏ, là động vật lưỡng tính có cả 2 cơ quan sinh dục đực và cái. Loài này có đến 2 "của quý", một cái dùng để chứa tinh trùng, cái còn lại có tác dụng như một cây kim để bơm một loại hormone lỏng của tuyến tiền liệt gọi là allohormone vào cơ quan sinh dục bạn tình.

Nhím đực là loài có dương vật kỳ lạ nhất, với dương vật tứ đầu xuất tinh, 2 đầu của bộ phận sinh dục đóng lạ, hai đầu khác có thể xuất tinh bất cứ lúc nào được. Đặc điểm này có thể do nhím đực phải cạnh tranh vì một con nhím cái có thể giao phối với ít nhất 10 con đực trong mùa sinh sản.

Trăn có bộ phận sinh dục hình chữ Y và khi quan hệ, chúng chỉ dùng một nửa cơ quan này. Và nó thay đổi từ nửa này sang nửa khác khi quan hệ lần sau.

Cá đực thuộc loài cá Gambusia quadruncus sở hữu cơ quan sinh dục ngoài đáng sợ, được trang bị 4 gai móc, giúp chúng... cưỡng dâm những con cái "bất hợp tác". Còn con cái có vũ khí tự vệ là một quả bóng tế bào lớn, che chắn gần hết lỗ sinh dục. Cơ quan sinh dục ngoài với 4 gai móc có thể giúp con đực vượt qua sự kháng cự và gài chốt vào lỗ sinh dục của con cái, rồi phóng tinh trùng của nó vào bên trong.

Hàu có dương vật "khủng" so với kích thước cơ thể. Dương vật của loài này thường kéo dài gấp vài lần cơ thể. Kích thước dương vật hàu thay đổi theo điều kiện môi trường, trở nên dài hơn và mỏng hơn trong điều kiện sóng nhẹ nhàng, trong khi điều kiện khắc nghiệt sẽ tạo nên dương vật dày hơn, ngắn hơn.

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 365




"Súng ống" quái dị của một số loại động vật trên trái Đất
1- VỊT HỒ ARGENTINA
Chú vịt hồ Argentina có dương vật cực dài, tới 41 cm. Đây có thể là loài có “của quý” dài nhất trong số các loài động vật có xương sống. Dương vật của loài vật này có hình xoắn ốc, phù hợp với âm đạo xoắn ốc của con cái. Nó thực sự rất khác biệt bởi hầu hết các loài chim đực thường không có “của quý”, thay vào đó chúng chỉ giao phối bằng cách chạm vào lỗ sinh dục cái trong thời gian ngắn.
2- GIUN DẸP
Thoạt trông có vẻ như là một dải lụa nhưng đó thực ra là 2 con giun dẹp đang trong trận chiến đọ “của quý”. Bởi chúng là loài lưỡng tính - có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Chúng phải mất nhiều năng lượng để sản sinh trứng hơn là tinh trùng nên chúng muốn quan hệ với con khác để mang thai hơn là tự mình mang thai. Vì vậy, cuộc chiến đọ “của quý” là điều không thể tránh khỏi.
3- HÀU
Hàu dành phần lớn thời gian gắn mình vào đá nên việc giao phối của nó khá khó khăn. Đây là lý do vì sao dương vật của nó gấp 40 lần so với cơ thể nó. Ngoài ra, “của quý” của loài này sẽ mọc lại sau mỗi năm ngay trước mùa giao phối ngắn ngủi của mình.
4- MỌT ĐẬU
​​
Loài này có một cách rất khác thường để đưa tinh trùng vào âm đạo con cái. Dương vật của nó có những gai nhọn, cứng nên mỗi lần "yêu", con đực thường làm con cái bị tổn thương. Đây được cho là cách con đực ngăn bạn tình "giao ban" lần 2 và buộc chúng dành thời gian để ấp trứng.
5- TRĂN

 
Loài trăn có dương vật hình chữ Y và khi quan hệ, chúng chỉ dùng một bên nhánh cơ quan này. Nó sẽ thay đổi từ nửa này sang nửa khác khi quan hệ lần sau.
6- THÚ LÔNG NHÍM
Thật đáng ngạc nhiên khi dương vật của thú lông nhím (một loại động vật có vú nhưng đẻ trứng) lại có tới 4 đầu. Khi quan hệ, 2 đầu của bộ phận sinh dục đóng lại, trong khi 2 đầu khác thả tinh dịch vào bộ phận sinh dục con cái. Lần quan hệ sau, chúng đổi đầu khác.
7- BẠCH TUỘT ARGONAUT - MỘT LOẠI ỐC ANH VŨ

 
Đây là một trong những loài có dương vật thuộc dạng kỳ quái nhất. Khi bơi quanh để tìm thức ăn, dương vật của loài này tự tách ra và đi tìm bộ phận sinh dục của con cái. Các nhà khoa học khi gặp dương vật này lần đâu tiên còn cho rằng đó là một con sâu ký sinh và phải mất một năm sau mới xác nhận được đây thực sự là một quả bom tinh trùng có khả năng bơi lội.

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 364




Lý do của việc quan hệ đồng tính ở côn trùng

Phát hiện mới cho thấy côn trùng đực không quan hệ đồng giới mà chỉ đơn thuần là chúng quá vội vàng nên... nhầm lẫn mà thôi.
Các nghiên cứu và khảo sát cho thấy có tới 85% côn trùng đực tiến hành giao phối với nhau. Mới đây, nhóm nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv (Israel) đã chứng minh những con côn trùng này không hề đồng tính mà chỉ là do quá vội vã trong mùa sinh sản nên bị nhầm lẫn về giới tính của bạn tình.

Trên thực tế, tỷ lệ “nhầm lẫn” này là rất cao, với con số 85% con đực có quan hệ đồng giới.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, có khá nhiều nguyên nhân gây nên sự nhầm lẫn này. Ngoài lý do thời gian cấp bách, có thể sau khi giao phối với con cái, côn trùng đực “vô tình” lưu lại mùi hương của bạn tình khác giới trên cơ thể mình và khiến cho những "chàng" côn trùng đực khác nhận nhầm rằng mình là một con cái.
Tiến sĩ Inon Scharf (ĐH Tel Aviv, Israel) và tiến sĩ Oliver Martin (Viện kĩ thuật liên bang Thụy Sĩ) cho biết, trong mùa sinh sản, hầu hết các loài côn trùng khá vội vã, chúng ít kiểm tra cẩn thận về giới tính bạn tình nên côn trùng và nhện sẵn sàng “giao phối nhầm”. Kỳ lạ hơn, đôi khi, chúng vội vã và bất cẩn đến nỗi còn giao phối với vật vô tri (như vỏ chai bia).

Ngược lại, đối với các loài chim hay động vật có vú, sex đồng giới mang lại những lợi ích rõ ràng và mang tính tiến hóa. Nó giúp con non luyện tập kĩ năng giao phối, hoặc để duy trì sự bền chặt trong một đàn. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh ở giới côn trùng.
Một giả thuyết khác được đưa ra để giải thích cho tỉ lệ “nhầm lẫn” quá cao ở côn trùng và nhện. Theo các nhà khoa học, việc giao phối đồng giới là một phần hệ quả của những đặc điểm tiến hóa ở loài này.

Thực tế, để sinh tồn, côn trùng phải nỗ lực trở thành kẻ có khả năng kiếm ăn tốt, có tính cạnh tranh cao. Điều này đồng nghĩa với việc chúng phải luôn năng động, và chính hệ gene côn trùng đã phát triển yếu tố này để thích nghi với cuộc sống.
Tuy nhiên, hệ quả của việc “năng động quá mức” chính là chúng đã vội vã và hấp tấp trong quá trình giao phối nên thường xuyên sex đồng giới. Tính chính xác của giả thuyết trên vẫn đang tiếp tục được kiểm chứng.