Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 270


10 loài động vật có tập tính giao phối kì lạ trên thế giới (Tiếp)

6. Puffer Fish (cá nóc)
Trong khi mèo túi dùng vũ lực để cưỡng đoạt,thì cá nóc đực lại biết cách để tán tỉnh những cô nàng cá. Trong thực tế, một số loài cá nóc thiết kế và xây dựng tổ dùng cho con cái đẻ trứng. Cá nóc thường chỉ dài khoảng 12cm,nhưng những cái tổ được chúng có thể dài đến 2m, rộng và được trang trí bằng vỏ sò và san hô.

Con đực mất khoảng 10 ngày để xây dựng tổ, và nếu con cái xem xét thấy xứng đáng, nó sẽ đẻ trứng vào ngay giữa tổ.
5. Praire Vole (chuột đồng)
Hầu hết cái loài gặm nhấm nổi tiếng là lăng nhăng, thì thói quen kết đôi 1 vợ 1 chồng của chuột đồng là khá độc đáo. Trong khi chúng sinh sản thường xuyên (con cái có thể sinh sản 2-4 lứa mỗi năm), chúng thường chỉ giao phối với bạn tình của mình, và các cặp vợ chồng kết đôi đến hết đời. Tuy nhiên, chuột đồng không hẳn là miễn nhiễm với cám dỗ, 1 trong 2 vợ chồng sẽ thường xuyên dây dưa tình dục với con khác. Mặc dù không chung thuỷ nhưng các cặp vợ chồng chuột đồng vẫn ở bên nhau, chia sẻ tổ và cùng nhau nuôi con.

Không giống những loài chuột khác, chuột đồng tiết ra hóc-môn Oxytocin và Vasopressin (hóc-môn tăng cường thu hút và gắn kết với nhau), chúng có xu hướng kết đôi cả đời với bạn tình của mình (có thể hiểu là gây nghiện cho đối phương). Các nhà khoa học đang nghiên cứu chuột đồng và kích thích tố của chúng để hiểu rõ hơn về sự kết đôi của con người để tìm hiểu lý do vì sao một số cặp chia tay nhưng những người khác thì không.
4. Seahorse (cá ngựa)
Tương tự như con người, cá ngựa thích bắt đầu quá trình giao phối bằng cách hẹn hò với nhau, kéo dài nhiều ngày trước khi quan hệ tình dục. Một cặp cá ngựa yêu nhau sẽ nhảy với nhau vào mỗi buổi sáng, khi đó chúng ở cạnh nhau, đan đuôi vào nhau và cùng nhau bơi lội duyên dáng đồng bộ. Không giống như bọ cạp, điệu nhảy của cá ngựa thật sự khá lãng mạn, và chứng kiến điệu nhảy đó có thể khiến những người cứng nhắc trong chuyện tình cảm cũng phải đỏ mặt.

Và sau đó trong điệu nhảy cuối cùng, cá ngựa cái sẽ đẻ trứng vào túi của con đực (con đực sẽ mang thai) để nó thụ tinh. Và sau khi con đực sinh, nó bỏ đi để chuẩn bị để gặp con 1 con cái khác cho mùa giao phối mới.
3. Albatross (chim hải âu)
Cuộc sống tình yêu của chim hải âu có nhiều cấp độ. Để bắt đầu, chúng sẽ là 1 cặp vợ chồng mà cả con đực và con cái cùng nhau chăm sóc cho con (rất hiếm trong thế giới động vật). Sau đó, chúng có nghi thức giao phối khá "ngốc nghếch" và hài hước được các nhà nghiên cứu sinh vật học mô tả như một điệu nhảy nhưng với nhiều người, trông giống những con chim đang đấu kiếm bằng mỏ của chúng.

Chim hải âu có tuổi thọ lên đến 50 năm, và hằng năm khi đến tuổi trưởng thành, những con aải âu lại tụ tập tại 1 nơi với bạn tình của mình và sinh sản. Khi 1 cặp hải âu kết đôi với nhau, chúng sẽ bắt đầu nghi thức "đấu kiếm", con này tìm cách "chụp" mỏ con kia và tạo ra tiếng "clack clack clack" khác nhau. Trong khi đó những con hải âu chưa có đôi có cặp, chúng sẽ liên tục tạo ra những âm thanh "clack" cho đến khi tìm được được bạn tình, và chúng chỉ chọn bạn tình phát ra âm thanh giống nó. Tuy nhiên khi 1 cặp hải âu đã ở bên nhau quá lâu, chúng sẽ không giao phối nữa – điều không thể tránh được ngay cả đối với con người.
2. Water Strider (nhện nước)
Nhện nước là loài nhện duy nhất có khả năng đi bộ trên mặt nước. Khi đến mùa giao phối, con đực không thực hiện nhưng kiểu tán tỉnh truyền thống mà chỉ đơn giản là nhảy vào con cái và yêu cầu được giao phối. Nếu con cái từ chối, nó sẽ tạo ra các gợn sóng thu hút các loài săn mồi. Khi con cái đầu hàng và đồng ý yêu cầu của nó, nó sẽ ngừng tạo ra các gợn sóng, vì thế chúng có thể giao phối trong hoà bình (tốt nhất là nên hoà bình vì đang bò trên một hồ nước đầy cá đói ở dưới).

Không may, nhện nước cái không cần thiết giao phối, vì chúng có thể thụ tinh cho trứng của nó suốt đời nó chỉ cần 1 lần giao phối duy nhất. Tuy nhiên nếu không muốn tình hình vốn đã nguy hiểm có thể nguy hiểm hơn, chúng đành phải để con đực thoã mãn yêu cầu.
1. Cuttlefish (mực nang )
Mực nang là động vật thân mềm nổi tiếng với khả năng nguỵ trang của mình. Trong khi thay đổi màu sắc trong 1 giây rất hữu ích cho việc trốn tránh kẻ thù, thì mực nang cũng tìm được kỹ năng để tán tỉnh và kiếm cho mình 1 người bạn đời.
Trong hầu hết quần thể mực nang, con đực chủ yếu đông hơn con cái (có khi tỉ lệ 10/1), có nghĩa là những con đực liên tục chiến đấu để dành cho mình 1 người bạn tình. Với sự cạnh tranh cao như vậy, có vẻ như những con đực bé nhỏ hơn sẽ không có cơ hội giao phối.

Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh này, không phải lúc nào cơ bắp cũng chiến thắng. Những con mực nang thông minh có thể cải trang thành giống cái bằng cách thay đổi màu sắc của mình, che giấu "cánh tay" thêm của mình (con đực có thêm 1 cánh tay để sản sinh tinh trùng – có thể nói là bộ phận sinh dục) và giả vờ như đang giữ 1 túi trứng. Khi cải trang hoàn tất, nó có thể lẻn qua tất cả những con đực khác đang chiến đấu và lôi kéo con cái chạy trốn.

Trong một số trường hợp, những kẻ mánh khoé chiếm đến một nửa quần thế, may mắn thì chúng có thể tìm được người bạn tình đúng là giống cái, và ngược lại có khả năng người bạn tình lại trở thành đối thủ cạnh tranh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét