Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 335




Những loài rắn độc ở Việt Nam (Tiếp)
7- Rắn cạp nia Nam

Có tên gọi và ngoại hình tương tự rắn cạp nong, cạp nia Nam trông có vẻ “lạnh lùng” hơn với các khoang trắng bạc thay vì màu vàng. Địa bàn sinh sống của chúng trải dài từ Nghệ An tới Đồng Nai.
8- Rắn cạp nong đầu đỏ

Cạp nong đầu đỏ là một chi cạp nia thuộc họ Rắn hổ, loài này phân bố ở Nam Thái Lan, nam Myanma, Campuchia, Việt Nam, bán đảo Mã Lai, Pulau Tioman, Indonesia. Loài này có thể dài đến 2,1m. Chúng sinh sống ở rừng mưa thấp. Cạp nong đầu đỏ có phần đầu và đuôi đỏ chót, tương phản hoàn toàn với phần thân đen trùi trũi. Đây là một loài rắn rất hiếm, có địa bàn phân bố chưa được xác định rõ ràng.
9- Rắn lục đầu bạc kha-rin

Rắn lục đầu bạc kha-rin Azemiops kharini có các đặc điểm nhận dạng là: Đầu có màu trắng với hai đường sọc đen, chiều dài cơ thể khoảng 759-980 mm, vảy mịn với 17 hàng trên cơ thể, đuôi ngắn, 183 -199 hàng vẩy bụng, 186-201 đốt sống thân, 46 -51 đốt sống đuôi. Xuất hiện ở vùng núi phía Bắc, rắn lục đầu bạc trông khá quý phái với các sọc trắng trên bộ da đen bóng
Đây là loài rắn lục đầu bạc thứ 2 thuộc giống Azemiops và là loài rắn độc thứ 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn được ghi nhận ở Việt Nam cho đến hiện tại.
10- Rắn lá khô đốm

Ngược lại với cạp nong đầu đỏ, rắn lá khô đốm có phần thân màu đỏ điểm xuyết những đốm đen. Chúng xuất hiện chủ yếu ở miền Nam Việt Nam..
11- Rắn hổ mang xiêm (Naja siamensis) hay còn gọi là rắn hổ mang bành.

Hổ mang chúa được mệnh danh là chúa tể của các loài rắn độc vì kích thước khổng lồ (có thể dài tới 5m, lớn nhất trong tất cả các loài rắn độc trên thế giới). Đầu, lưng rắn hổ chúa có màu nâu xám, vàng lục hay màu chì. Những vảy thân từ giữa cơ thể tới hết đuôi có viền xám đen. Chúng là loài rắn có nọc độc gây chết người. Nọc độc của chúng đầu độc thần kinh, do đó, có thể tước mạng sống con người chỉ bằng một cú mổ. Rắn hổ mang thường tấn công khi bị khiêu khích hay đe dọa. Ai bị loài rắn độc này cắn thì chỉ khoảng 30 phút sau sẽ tử vong do chất độc làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành. Hổ mang thường ăn chuột, chim và ếch. Ở Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ và miền nam. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
12- Rắn biển
 
Chúng thuộc nhóm rắn có nọc độc sinh sống trong môi trường biển, mặc dù chúng đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên mặt đất. Đặc điểm chung của rắn biển là có cấu tạo cơ thể theo chiều ngang dẹt giống như những con lươn. Không giống như cá, rắn biển không có mang và thường xuyên phải trồi lên mặt nước để thở. Các loài rắn biển thường có nọc độc mạnh. Tại Việt Nam các loài rắn biển có nhiều tên gọi khác như rắn đẻn, rắn đẻn biển. Chúng có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.

Dù rắn biển (đẻn) không có vẻ ngoài ấn tượng, nhưng xét về độc tính thì hổ mang chúa cũng phải gọi chúng là... vua. Một giọt nọc độc của chúng đủ sức để giết hàng chục người. Rắn biển có mặt tại nhiều vùng biển khác nhau của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét