Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 352




Những loài rắn độc nhất hành tinh (Tiếp)
13- Rắn độc Australia (Death Adder)

Loài rắn này phân bổ chủ yếu ở Australia và New Guinea. Chúng thường săn và giết chết những loài rắn khác thông qua phục kích. Rắn độc Australia là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới với nọc độc gây hại rất lớn cho hệ thần kinh, khiến con mồi và kẻ thù có thể tử vong trong 6 tiếng đồng hồ. Ảnh: Listverse
14- Rắn hổ châu Úc

Rắn hổ châu Úc phân bổ chủ yếu ở Australia. Nọc độc của loài rắn này ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh, có thể khiến con mồi và kẻ thù tử vong trong vòng 30 phút. Ảnh: Listverse
15- Rắn gaboon:

Rắn độc gaboon là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Nếu không may bị loại rắn này cắn thì khả năng tử vong lên tới 93%. Chúng sống ở yếu ở nơi rừng thưa có điều kiện thời tiết nóng.

Rắn gaboon
Rắn gaboon chỉ dài 2 mét, nhưng răng nanh của chúng dài đến 29 milimét, dài nhất trong tất cả các loài rắn độc. Nọc độc được tiết ra từ tuyến nọc ở hàm trên, nằm phía sau mắt. Khi phát hiện và tấn công con mồi, răng của nó cắn phập vào con mồi và nọc được chuyển ngay vào cơ thể chúng. Con mồi chết ngay sau đó. Rắn độc gaboon là một trong những loài rắn độc nhất thế giới.
16- Rắn sừng Matilda:

Loài rắn này dài khoảng 0,6 mét, có cả màu đen, màu vàng, và có 2 cái vảy trên đôi mắt màu ôliu giống như đôi sừng. Đây là loài rắn có nọc cực độc, chúng có thể tấn công và làm chết con mồi ngay lập tức mà không kịp phản xạ. Hiện chúng đang được xếp là một loài có nguy cơ tuyệt chủng cao trong danh sách các loài nguy cấp của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế.

Đây là loài rắn có nọc cực độc, chúng có thể tấn công và làm chết con mồi ngay lập tức mà không kịp phản xạ.
17- Rắn hổ lục (Viper)

Loài rắn này xuất hiện ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, hai loài độc nhất là rắn lục hoa cân (Saw Scaled Viper) và Chain Viper chủ yếu phân bổ ở khu vực Trung Đông và Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Loài rắn này rất nóng tính và thường kiếm ăn vào ban đêm, đặc biệt là sau khi trời mưa. Ảnh: Listverse
18- Rắn cạp nong xanh

Rắn cạp nong xanh hay còn gọi là rắn Malayan, xuất hiện ở Đông Nam Á và Indonesia. Loài rắn này cũng săn và giết các loài rắn khác. Thông thường, rắn cạp nong xanh có xu hướng lẩn trốn hơn là tấn công. Nọc độ của rắn cạp nong xanh mạnh hơn hổ mang 16 lần. Ảnh: Listverse
19- Rắn Eastern Brown

Eastern Brown loài rắn phổ biến ở Australia, xếp loại cực độc thứ 2 thế giới. Khi trưởng thành, loài rắn này khác nhau về màu sắc. Bên cạnh màu nâu bóng, loài rắn này cũng có các màu sắc khác như vàng, xám đen. Rắn Eastern Brown ăn động vật có xương sống, chẳng hạn ếch, thằn lằn, rắn, chim và các loài gặm nhấm. Ảnh: Listverse
Thanh Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét